Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội

    Sáng 27-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội 2021-2024.

    Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Khắc Lâm phát biểu. Ảnh: Ánh Dương

     

    Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Nguyễn Khắc Lâm cho biết, tổng đàn gia súc, gia cầm, thủy sản của thành phố đứng thứ 2 trong cả nước, tỷ trọng chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp.

     

    Tính đến tháng 11-2024, số lượng đàn gia súc trên địa bàn thành phố có khoảng 29.600 con trâu (tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2023); 124.080 con bò (giảm 2,4%); đàn lợn 1.490,000 con (tăng 1,7%); đàn gà 28,37 triệu con (tăng 1,8%); đàn thủy cầm vịt, ngan, ngỗng 8,1 triệu con (tăng 2,2%). Về sản lượng chăn nuôi: Thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 2.134 tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023); thịt bò hơi xuất chuồng 10.595 tấn (giảm 0,8%); thịt lợn hơi xuất chuồng 262.418 tấn (tăng 3,46%); thịt gà 35.189 tấn (giảm 4,9%); trứng gà 1.234 triệu quả (tăng 3,38%), trứng vịt 1.013 triệu quả (tăng 6%).

    Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Ánh Dương

     

    Đàn bò sữa tập trung phát triển ở các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Gia Lâm và các hộ chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn toàn thành phố. 100% đàn bò sữa được thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò sữa cao sản.

     

    Để nâng cao sản lượng sữa và chất lượng bê cái, những năm qua, Hà Nội đã triển khai thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân ly giới tính. Giá bán của bê sữa sinh ra từ tinh phân ly giới tính bán cao hơn bê khác từ 6-8 triệu đồng/con. Bò cái sữa cho sản lượng sữa lứa 1 trung bình 5.600kg/con/chu kỳ, cao hơn 600kg/con/chu kỳ so với bò sữa. Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò cái trong diện sinh sản hiện nay đạt 80%, tỷ lệ đàn bò cái nhóm Zebu trên địa bàn thành phố đạt hơn 92%.

     

    Hà Nội tiếp tục có định hướng nâng cao chất lượng thịt nên đã sử dụng tinh giống bò Wagyu để cải tạo chất lượng thịt của đàn bò Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 10.000 con bò F1 Wagyu được sinh ra. Điểm nổi bật của bò F1 Wagyu so với các giống khác là chất lượng thịt ngon, thịt có mỡ dắt, mỡ màu trắng không gây mùi hôi…

     

    Về phát triển nuôi trồng thủy sản, thành phố có khoảng 600 lồng bè đang nuôi trồng thủy sản trên các sông, hồ; hình thành 141 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn tại 141 xã thuộc các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Chương Mỹ…; có 20 cơ sở sản xuất nhân tạo giống thuỷ sản (trong đó có 1 cơ sở Nhà nước – Trung tâm Phát triển nông nghiệp) sản lượng giống đạt 1.460 triệu cá giống các loại.

     

    Năm 2024, diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản ước đạt 24.700ha; tổng sản lượng ước đạt 132.344 tấn (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023); sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 130.669 tấn (tăng 3,75%); sản lượng giống đạt 1.443 triệu cá bột các loại (tăng 0,84%). Cơ cấu thủy sản nuôi thả tại Hà Nội hiện nay là cá chép 35%, trắm cỏ 30%, cá trôi 12%, cá rô phi 9%, cá mè 5%, đối tượng khác 9% (cá lăng, trắm đen, trắm giòn, chép giòn, ếch, tôm càng xanh…). Chất lượng giống thủy sản bảo đảm an toàn dịch bệnh, được kiểm soát theo quy định.

     

    Tại hội nghị, một số đơn vị, hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

    Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu. Ảnh: Ánh Dương

     

    Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh, hướng chăn nuôi của Hà Nội là phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, sinh thái, hữu cơ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật; xây dựng chuỗi giá trị, kết nối phát triển các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ gắn với định hướng phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; áp dụng các giải pháp xử lý triệt để vấn đế ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, trong đó chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đóng vai trò là nguồn cung cấp thịt, cá cho con người, đồng thời là nguồn cung cấp phân bón chất lượng cho canh tác hữu cơ. Tập trung thực hiện công tác đào tạo, tập huấn kỹ thuật, giúp người chăn nuôi tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập…

     

    Ánh Dương 

    Nguồn: báo Hà Nội Mới

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.