[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với tầm nhìn chiến lược, đội ngũ chuyên nghiệp và chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, UKA Pharma được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thuốc thú y Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi nước nhà.
Tuy là doanh nghiệp còn non trẻ nhưng Công ty TNHH UKA PHARMA hiện là nhà phân phối của 20 nhà cung cấp lớn trên thế giới và sở hữu cho mình 01 nhà máy sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-WHO. Các sản phẩm chính của công ty là vắc xin, kháng sinh, dinh dưỡng và sát trùng đã được nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn và các đại lý, người chăn nuôi tin dùng.
Nhà máy sản xuất Tigervet – UKA Pharma: Tầm nhìn chiến lược!
Với 13 năm gắn bó cùng ngành phân phối thuốc thú y, doanh số bán hàng luôn ở nhóm đầu cho nhiều hãng lớn trên thế giới, nhưng ông Kiều Văn Khương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH UKA Pharma luôn đau đáu: “Nhiều quốc gia có trình độ sản xuất dược thú y không bằng Việt Nam, nhưng mỗi năm họ vẫn xuất khẩu vào Việt Nam hàng chục triệu USD. Việt Nam có đàn vật nuôi lớn trên thế giới, nhu cầu sử dụng vắc xin, thuốc thú y ngày càng cao, nhưng người chăn nuôi hiện vẫn phải dùng nhiều sản phẩm có giá thành cao hơn tới 30-40% so với các mặt hàng trong nước sản xuất, khiến cho sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam bị kém đi ngay trên sân nhà”.
Năm 2019, dịch Covid-19, rồi sau đó là xung đột giữa Nga – Ukraine xảy ra, khiến việc nhập khẩu các mặt hàng thuốc thú y từ nước ngoài về Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thời gian dài, chi phí vận tải tăng cao… đã ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của UKA Pharma.
Trên hết, với khát vọng – tinh thần Việt Nam muốn cạnh tranh sòng phẳng với các công ty thuốc thú y nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam và vươn mình ra thế giới đã thúc đẩy ban lãnh đạo của UKA Pharma đưa ra quyết định táo bạo: xây dựng nhà máy sản xuất thuốc thú y Tigervet-UKA Pharma. Năm 2021, nhà máy được xây dựng tại KCN Yên Mỹ II – Hưng Yên, với tổng số vốn đầu tư lên đến 7 triệu USD.
Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của UKA Pharma ở bên ngoài nhà máy Tigervet-UKA Pharma
Tháng 02/2023, nhà máy Tigervet-UKA Pharma đã được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu: Thực hành tốt sản xuất thuốc; Thực hành tốt kiểm nghiệm tốt; Thực hành bảo quản thuốc theo yêu cầu, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đối với dây chuyền thuốc thú y không chứa kháng sinh Betalactam: Thuốc uống dạng bột, cốm, viên nén; Thuốc uống dạng lỏng; Thuốc dung dịch tiêm và dây chuyền sản xuất thuốc thú y chứa kháng sinh nhóm Beta-lactam: Thuốc uống dạng bột; Thuốc bột pha tiêm và Thuốc hỗn dịch tiêm.
Tháng 10/2023, nhà máy cũng được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với loại sản phẩm: Thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp (dạng bột, dạng cốm, dạng lỏng).
“Sự ra đời của nhà máy Tigervet-UKA Pharma thể hiện trách nhiệm và cam kết của công ty với sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Nó không chỉ đóng góp cho sự phát triển của UKA Pharma, mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc thú y chất lượng một cách nhanh nhất, chủ động nhất và giá cả cạnh tranh cho ngành chăn nuôi”, ông Kiều Văn Khương khẳng định.
“Đi tắt đón đầu” bằng công nghệ vượt trội
Hiện nay, với đa số các nhà máy khác cần 60 – 80 công nhân, còn nhà máy Tigervet – UKA Pharma chỉ cần hơn 30 cán bộ, công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), đã làm chủ công nghệ để vận hành 06 dây chuyền, với 14 AHU riêng biệt cho toàn bộ vực khu sản xuất (trong đó có 1 AHU dùng công nghệ bánh xe hút ẩm) và 1 AHU cho khu vi sinh của QC. Toàn bộ miệng cấp khí tại các phòng đều dùng lọc HEPA (H14) hiện đại bậc nhất Việt Nam (được chia làm 2 khu vực chuyên biệt) sản xuất thuốc thú y-thủy sản Beta – lactam và Non Beta – lactam
Thời gian tới, công ty có 5 định hướng phát triển chính như sau: (1) Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tối ưu hóa chi phí và tăng hiệu quả; (2) Cá nhân hóa từng khách hàng là các đại lý, công ty chăn nuôi, chủ trang trại và các loại vật nuôi…; (3) Trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi trong nước để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ra các thị trường khó tính; cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nước ngoài tại Việt Nam; (4) “Go Global”, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thuốc thú y đến những thị trường khắt khe; (5) Nắm bắt xu thế chăn nuôi xanh, nông nghiệp tuần hoàn, hạn chế kháng sinh bằng cách tập trung vào các sản phẩm thay thế kháng sinh, dinh dưỡng, thảo dược. Hà Ngân ghi
Bên cạnh khu sản xuất, còn có các khu kiểm nghiệm, R&D, kho nguyên liệu Beta Lac-tam và Non Beta-lactam, kho bao bì cấp 1 cấp 2, kho thành phẩm Beta Lac-tam và Non Beta-lactam, hành chính, văn phòng… đồng bộ, hiện đại.
Với dây chuyền hỗn dịch tiêm Beta-lactam, tất cả các công đoạn sản xuất đều được kết nối đồng bộ, bao gồm cân nguyên liệu dưới Laf (Lamiar air flow), pha chế dưới Laf, phân liều (chiết rót) và đậy nút cao su dưới Laf, siết nắp nhôm dưới Laf, tất cả đều trong khu vực sạch cấp B. Dây chuyền được trang bị hệ thống liên hoàn từ máy rửa chai lọ siêu âm dạng xoay tròn, tới hầm sấy tiệt trùng chai lọ (nhiệt độ tiệt trùng từ 300 – 350° C), phân liều (chiết rót) và đậy nút cao su dưới Laf (Lamiar air flow), siết nắp nhôm dưới Laf hoàn thiện sản phẩm (gồm máy dán nhãn dạng định vị, máy vào hộp tự động) hiện đại nhất hiện nay.
Tiêu biểu nhất, dây chuyền sử dụng tank pha chế dùng cánh khuấy từ, cân sàn Metler (Đức); và đặc biệt máy nghiền dịch thuốc của (Đức) Puc100 có thể nghiền nhỏ những nguyên liệu như Gentamycin… cứng nhất đến đơn vị micron, nồi hấp sấy tiệt trùng nút cao su nắp nhôm. Điều này sẽ giúp cho thành phần của thuốc khi vào cơ thể vật nuôi dễ dàng hấp thu nhất, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và thời gian điều trị. Toàn bộ các máy đóng gói cấp 1 như máy phân liều và siết nắp đêu được thao tác vận hành thông qua cổng gang tay.
Bên trong nhà máy sản xuất thuốc thú y hiện đại, đồng bộ của UKA Pharma
Dây chuyền bột uống Beta-lactam và Non Beta-lactam được trang bị hệ thống máy sàng rung, bơm chân không hút nguyên liệu, sang bồn trộn IBC, máy trộn đồng nhất, tay nâng robot (nâng bồn trộn IBC) kết nối kín với máy đóng túi (máy đóng túi chiết bột trục vít), tạo thành một chu trình kín để hạn chế tối đa việc nhiễm chéo sản phẩm và giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với con người và môi trường trong sản xuất. Ngoài ra, 100% gói thuốc được cân kiểm tra khối lượng bằng máy tự động (kết nối online) với hệ thống băng tải đầu ra túi sản phẩm
Dây chuyền thuốc dung dịch uống Non Beta-lactam cũng trang bị Tank pha chế và máy chiết rót, máy xoáy nắp chai, máy seal màng và dán nhãn tự động.
Dây chuyền thuốc dung dịch tiêm Non Beta-lactam được trang bị từ khâu rửa chai siêu âm tự động, tủ tiệt trùng chai lọ (nhiệt độ từ 200 – 250 độ), máy chiết rót và đậy nút cao su dưới laf, máy siết nắp nhôm dưới laf tự động kín hoàn toàn và qua máy dán nhãn định vị, vào hộp tự động. ngoài ra còn nồi hấp, sấy tiệt trùng nút cao su, nắp nhôm, lọc thô và lọc tinh (lọc vô trùng 0.2 micromet). Toàn bộ các máy đóng gói cấp 1 như máy phân liều và siết nắp đêu được thao tác vận hành thông qua cổng gang tay.
Tiêu chuẩn thuốc tiêm vô khuẩn được nhà máy Tigervet-UKA Pharma đảm bảo bằng việc trang bị thêm máy kiểm tra tính toàn vẹn màng lọc vô trùng. Công ty cũng trang bị hệ thống giám sát thu thập dữ liệu tự động BMS (để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, chênh áp tại các phòng sản xuất); hệ thống camera giám sát quy trình sản xuất.
Ngoài hệ thống máy móc được trang bị hiện đại, nhà máy Tigervet-UKA Pharma còn hợp tác với đội ngũ chuyên gia bào chế hàng đầu và đều có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thuốc thú y đến từ Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc… Điều này, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thông qua đó, công ty có thể tiếp cận và ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật chuyên sâu nhất trong lĩnh vực dược phẩm và thú y; giúp UKA Pharma có thể nhanh chóng nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm và giải pháp dược thú y tiên tiến, an toàn và hiệu quả. Các chuyên gia cũng hỗ trợ công ty trong việc xây dựng các quy trình, quản lý rủi ro và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt để xuất khẩu các sản phẩm thuốc thú y tới các thị trường khắt khe. Cùng với đó, 100% nguyên liệu sản xuất của nhà máy đều được nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín trên thế giới.
Đội ngũ nhân sự tận tâm, nhiệt huyết
Đội ngũ nhân sự của UKA Pharma ngày càng hoàn thiện và hùng hậu, riêng bộ phận kinh doanh 100% tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kỹ sư chăn nuôi, bác sỹ thú y, đã từng làm việc ở những môi trường chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam về thuốc thú y và chăn nuôi. Phương thức làm việc của đội ngũ UKA Pharma dựa trên hệ giá trị của doanh nghiệp đó là: “Con người, đam mê, phẩm chất, trách nhiệm và hợp tác”. Những giá trị này không chỉ là khẩu hiệu mà còn là tâm huyết, là triết lý, là phương châm và trên hết là cam kết từ trái tim của UKA Pharma.
Dù mới thành lập nhưng UKA Pharma đã thiết lập được mạng lưới hàng trăm đại lý thuốc thú y để phân phối; nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn sử dụng sản phẩm của UKA Pharma như là Japfa Comfeed, Golden Star, New Hope… Cùng với đó, các sản phẩm của UKA Pharma cũng được xuất khẩu đi một số nước ở Đông Nam Á, Trung Cận Đông…
Hà Ngân – Phương Nhung
Mọi chi tiết xin liên hệ: CÔNG TY TNHH UKA PHARMA
Địa chỉ: Số 37 TT Công ty Giống cây trồng, Tổ 12, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
VPGD: Tòa nhà Golden Field, số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0243.354.8333
Email: [email protected]
- thuốc thú y li>
- UKA Pharma li> ul>
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất