[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nước ta có diện tích đất đai nhỏ, số dân lớn, mật độ dân số cao. Đàn bò sữa có năng suất thấp. Số lượng đàn bò cần tăng ở mức độ phù hợp đảm bảo cân bằng trong phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội. Vì thế, chăn nuôi bò sữa công nghệ cao giúp tăng năng suất, đảm bảo an toàn thực phẩm và mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi là điều tất yếu!
Mới đây, tại hội thảo “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa” do Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam (VINAHURA) tổ chức, vấn đề nâng cao năng suất đàn bò sữa của Việt Nam được các chuyên gia, doanh nghiệp và người chăn nuôi mổ xẻ, phân tích.
Ngành chăn nuôi bò sữa phải tăng được năng suất, hướng tới sự chuyên nghiệp
Nhìn từ thực tế ngành
PGS TS Hoàng Kim Giao – Chủ tịch VINAHURA cho biết, ngành chăn nuôi bò sữa nước ta có trên nửa thế kỷ. Với rất nhiều khó khăn, qua nhiều sóng gió về thị trường nhưng ngành vẫn phát triển theo hướng tích cực. Từ chỗ không có bò sữa, đến nay, Việt Nam đã có trên 24.000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn gần 283.000 con; sản lượng sữa tươi sản xuất đạt gần 800.000 tấn, đáp ứng khoảng 39 – 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng, trên 60% còn lại phải nhập từ bên ngoài.
Năng suất đàn bò sữa nước ta rất thấp, theo TS Sử Thanh Long (Học viện Nông nghiệp Việt Nam): Hiện nay, nước ta với dân số hơn 90 triệu dân, sản lượng của sữa bò 4.500 lít/chu kì, người dân mới chỉ dùng khoảng 16 lít sữa/năm. Trong khi đó, người Pháp, sản lượng chu kì vắt sữa đạt khoảng 7.000 lít/chu kì vắt sữa, cung cấp 260 lít cho mỗi người chăn nuôi hàng năm. Ở Israel, đất nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, bình quân bò đạt 10.000 lít/chu kì/năm, cá biệt có những đàn bò sữa đạt 12.000 lít/chu kì và nhu cầu của người dân là 175 lít/ năm.
Qua đó, có thể thấy người dân Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu sữa trầm trọng, do đàn bò sữa không đủ cả về số lượng lẫn chất lượng và năng suất để đáp ứng điều này. Theo chủ trương và định hướng, dự kiến tới năm 2020 cả nước có khoảng 500.000 con bò sữa, trong đó chủ yếu là bò sữa cao sản.
Công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa còn hạn chế
Lý giải về tình trạng yếu kém của đàn bò sữa nước ta về cả số lượng, chất lượng, TS Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng:
Việc ứng dụng các kỹ thật công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa còn hạn chế hoặc không đồng đều, đồng bộ. Chăn nuôi phân tán (khoảng 70% đàn bò chăn nuôi phân tán trong hộ nông dân), quản lý không đồng nhất. Đây là nguyên nhân chính đưa đến việc khó kiểm soát dịch bệnh trên đàn bò sữa và chất lượng sữa sản xuất ra không ổn định, không đồng đều ở các trang trại chăn nuôi. Sự liên doanh, liên kết giữa người chăn nuôi với các cơ sở thu mua chế biến sữa chưa bền chặt, đôi khi có sự bất hòa. Chính sách khuyến khích chăn nuôi bò sữa của nhà nước chưa đồng bộ, chưa liên tục hoặc còn chậm so với thực tiễn sản xuất.
Đi sâu vào kỹ thuật, TS Sử Thanh Long, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra thông tin: Giống bò sữa nước ta chủ yếu là con lai HF chiếm trên 73%, bò HF thuần chủng chiếm 26%, còn lại là các giống khác. Tuy nhiên, bò càng cao sản bao nhiêu thì lại tỷ lệ thuận với bệnh chậm động dục trở lại sau đẻ cũng tăng lên bấy nhiêu. Lý do là bò cao sản nên một phần hormone sinh sản bị thải qua sữa khiến cho nồng độ hormone trong máu không đủ dẫn đến mất cân bằng hormone, làm ảnh hưởng chức năng hoạt động buồng trứng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của bò sữa là động dục trở lại 100 ngày sau đẻ và chu kì động dục nhịp nhàng, đều đặn 21 ngày trên một chu kỳ động dục. Trên những bò này, chu kỳ động dục rất rõ ràng, khả năng thụ tinh có chửa cao và rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Tuy nhiên, theo TS Sử Thanh Long và cộng sự điều tra tại Ba Vì năm 2014 và Vĩnh Phúc năm 2015 thì chỉ 40 – 45% bò sữa sau đẻ có chu kỳ sinh lý bình thường, còn lại 55 – 60% thường động dục chậm hoặc động dục không rõ ràng dẫn đến bỏ lỡ nhiều chu kỳ và kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi bò sữa.
Công nghệ cao để tăng năng suất…
PGS-TS Hoàng Kim Giao khẳng định: Các biện pháp kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao được áp dụng trong chọn lọc nhân giống, quản lý đàn, trong chế biến thức ăn, trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò, để cuối cùng, ngành chăn nuôi bò sữa phải tăng được năng suất, hướng tới sự chuyên nghiệp hay chuyên môn hóa, quản lý theo chuỗi, các mặt hàng từ trang trại bò sữa đến bàn ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
TS Lê Bá Quế, Giám đốc Trung tâm Gia súc lớn Trung ương cho rằng: Để phát triển đàn bò sữa, cần đưa nhanh tiến bộ di truyền, tăng chất lượng giống bò nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm sữa – thịt bò nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, cần cần kết hợp đồng thời với việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại. Chú trọng phát triển đàn đực giống cao sản và tinh đông lạnh chất lượng cao giúp cải tạo và phát triển nhanh và hiệu quả nhất thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo với quan điểm “Tốt nái tốt ổ – tốt đực tốt cả đàn”.
Để nâng cao chất lượng giống, chất lượng tinh và đẩy nhanh tiến bộ di truyền chăn nuôi bò thì cần: Nâng cao chất lượng bằng cách nhập đực giống cao sản sản xuất tinh đông lạnh. Chọn lọc giống, quản lý giống nghiêm ngặt. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. Để nâng cao chất lượng tinh bằng cách: Nhân lực chất lượng cao, chuyên sâu. Thiết bị máy móc sản xuất tinh đông lạnh hiện đại. Quy trình sản xuất tinh đông lạnh tiên tiến. Ngoài ra, cần thiết phải đẩy nhanh tiến bộ di truyền bằng cách xây dựng hệ thống phân phối tinh đông lạnh rộng khắp; Tăng cường đào tạo dẫn tinh viên và có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Đưa ra lời khuyên đối với bà con chăn nuôi bò sữa về việc chậm động dục cho bò, làm ảnh hưởng tới năng suất cho sữa. Th.S Nguyễn Kiên Cường, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến:
Theo khảo sát, có tới 50% bò chậm động dục cấp độ 1 là do thiếu năng lượng. Vì thế, bà con nên tăng lượng dinh dưỡng trong khẩu phần lên. Ngoài ra, tình trạng bò bị stress nhiệt cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ đậu thai, vì thế việc làm mát cho bò rất quan trọng. Đối với các bà con chăn nuôi nhỏ lẻ nên chọn bò lai F1 hoặc F2-F3 cho năng suất sữa từ 12 – 13kg/con/ngày. Cứ một năm bò đẻ một lứa là ổn. “Cần thiết phải nuôi bò đường dài, đừng vì một hai chu kỳ sữa cao mà bò nhanh xuống cấp, sớm phải thải loại. Nhất thiết phải nâng cao nâng suất chăn nuôi bò sữa bằng cách phải thu hẹp khoảng cách hai lứa đẻ. Làm sao để con bò đẻ nhiều con bê”.
Ông Cường cũng cho rằng bà con nên sử dụng thiết bị siêu âm cho bò, nhằm mục đích giảm giai đoạn chờ phối và khoảng cách đẻ – đậu thai. Giảm tỉ lệ phối và tăng tỉ lệ đậu thai.
Ông Lê Sỹ Nhật, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tân Bảo Sài Gòn cho rằng hiện nay có nhiều thiết bị giúp nhận biết bò đậu thai nhanh chóng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các lứa sinh ở bò sữa. Một trong số đó là cảm biến theo dõi sinh sản ở bò. Thiết bị này giúp giảm bớt công lao động cho nông dân và không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ thuật chuyên môn; Tỷ lệ nhận biết lên đến 95%; Biết được thời gian phối giống tốt nhất trên bò cái; Nhận biết bò đậu thai nhanh.
PGS-TS Hoàng Kim Giao đưa ra lời khuyên với bà con chăn nuôi bò sữa: Thứ nhất, người chọn giống bò phải là người có kinh nghiệm tại địa phương và biết rõ lý lịch nông hộ nơi chăm sóc con bò sữa nhập về. Con bò sữa rất khó nuôi vì để sinh ra được sữa, nó chịu tác động rất lớn của con người, nó rất nhạy cảm. Sữa là sản phẩm chỉ cần ra ngoài cơ thể con bò, thay đổi môi trường là biến chất. Chỉ có người có kiến thức cơ bản về chăn nuôi bò sữa mới nên nuôi. Phải xác định chăn nuôi bò sữa là để làm giàu chứ không phải là để xóa đói giảm nghèo. Thứ hai, chăm sóc vật nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc, đầy đủ dinh dưỡng, không có chất cấm, nâng cao quyền động vật. Thực hiện đúng luật thú y và xử lí chất thải bền vững. Càng chăn nuôi nhiều thì áp lực môi trường càng lớn. Thứ ba, khai thác, bảo quản và xử lí sữa tươi đúng quy trình. Người chăn nuôi và người kinh doanh cùng nhau hướng tới phục vụ tốt cho người tiêu dùng và cùng có lợi nhuận. Đây là luồng sinh khí mới để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển và hội nhập!
Hà Ngân
- chăn nuôi bò sữa li> ul>
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
Tin mới nhất
CN,05/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất