[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – TS. Nguyễn Thành Đồng, một nhà khoa học Việt Nam, đang làm việc tại Trung tâm UniCRE (Cộng hòa Séc) đã dành hơn 5 năm để nghiên cứu dự án biogas sạch bằng vật liệu nano mới. Sau đó, mang về Việt Nam với mong muốn giúp các hộ dân tận dụng các nguồn nhiên liệu từ phế phẩm trong chăn nuôi, cải thiện môi trường và sức khỏe người dân.
Hầm ủ biogas được đánh giá là công nghệ thích hợp nhất để xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay. Khí biogas được sử dụng cho nhu cầu năng lượng của gia đình. Nước thải sau quá trình ủ biogas lại là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, công nghệ hữu ích này lại rất chậm được nhân rộng; biogas tạo ra dư thừa buộc phải thải bỏ gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguyên nhân chưa hẳn là do người dân thiếu vốn, mà nó xuất phát từ một cản trở kỹ thuật – đó là việc người dân không có công nghệ lọc chất độc trong biogas để tận dụng hết lợi ích từ nguồn nhiên liệu tái tạo tuyệt vời này. Các sản phẩm nhập ngoại chất lượng không đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Là nhà khoa học Việt Nam công tác tại trung tâm khoa học UniCRE, Praha, Cộng hòa Séc, TS. Nguyễn Thành Đồng luôn mong muốn được mang các kết quả nghiên cứu về vật liệu nano của mình phát triển thành các sản phẩm công nghệ cao nhưng đơn giản, dễ sử dụng đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp tại quê hương. Trong một lần về thăm quê nhà, TS. Đồng phát hiện thấy mặc dù biogas đã đem lại nguồn năng lượng quý cho người dân, nhưng nó chưa thực sự an toàn, gây ra những khó chịu và độc hai cho người sử dụng; nên đã tập trung nghiên cứu vấn đề này. Sau 5 năm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Châu Âu và thử nghiệm tại Việt Nam, TS. Đồng đã chọn lọc ra được loại vật liệu nano ưu việt để lọc bỏ các khí độc lẫn trong biogas. Có thể nói, công nghệ nano chính là chìa khóa để giải quyết cản trở kỹ thuật trên, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ hầm ủ Biogas ở nông thôn. Đây là cách tiếp cận thích hợp nhất để đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và nhu cầu năng lượng ở Nông thôn An Giang.
Với sự tài trợ của Quỹ Alphanam Green foundation, trong tháng 6/2017, 250 bình lọc biogas công nghệ nano đầu tiên do Việt Nam sản xuất đã được triển khai tại 7 huyện: Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Chợ Mới và An Phú của An Giang.
Qua lắp đặt đợt đầu tại hai huyện Châu Phú và Châu Thành, bà con và các cán bộ chuyên trách cho biết các cảm nhận ban đầu: “Tuy là sản phẩm công nghệ cao nhưng bình lọc được lắp đặt và sử dụng cực kỳ đơn giản, khí biogas sau lọc rất sạch, không hề có mùi hôi và bụi silic trắng độc hại như trước“. Có thể nói đây là sản phẩm hoàn chỉnh “Made in Vietnam” đầu tiên trong lĩnh vực lọc Biogas. Chắc chắn với sản phẩm khoa học này, bà con sẽ có nguồn năng lượng biogas sạch dùng cho nấu ăn, chiếu sáng an toàn và chạy máy phát điện. Không chỉ giới hạn ứng dụng lọc biogas ở quy mô hộ gia đình, sản phẩm hạt lọc nano này có thể ứng dụng ở quy mô công nghiệp. Đây là một dự án điển hình cho thấy các đóng góp thiết thực của nhà khoa học, nhất là trí thức ngoài nước trong việc đẩy mạnh triển khai các kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến tay người dân.
H.T
- hầm ủ bioga li>
- công nghệ nano li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất