Ưu thế lai và giao phối cận huyết rất quan trọng trong chăn nuôi lợn. Lai tạo giữa các dòng giống khác nhau tạo nên ưu thế lai, còn giao phối cận huyết xảy ra khi thực hiện nhân giống thuần. Lai tạo giữa các dòng giống khác nhau cải thiện năng suất, ngược lại giao phối cận huyết lại làm giảm năng suất, đặc biệt là ở tính trạng sinh sản.
Các gen được di truyền theo cặp, một từ bố và một từ mẹ. Ưu thế lai làm tăng số lượng các cặp alen khác nhau và làm tăng dị hợp tử, dẫn đến làm át những alen lặn không mong muốn từ bố hoặc mẹ này do các alen trội từ bố hoặc mẹ khác. Kết quả giao phối cận huyết tạo nên đồng hợp tử, làm tăng nguy cơ con cái bị ảnh hưởng bởi những tính trạng lặn hoặc có hại.
Ưu thế lai
Những lợi ích của lai tạo đã được minh chứng qua khai thác ưu thế lai bằng những thí nghiệm khoa học và thực tiễn sản xuất. Có ba thành phần của ưu thế lai: bản thân (xảy ra khi đời sau được lai), của mẹ (khi nái được lai) và của cha (khi đực giống được lai). Ví dụ, khi lai giữa 2 giống thuần sẽ sản xuất ra thế hệ con cái thể hiện được ưu thế lai bản thân, nhờ đó sẽ cải thiện được tỷ lệ sống. Tuy nhiên, nếu chính con mẹ đã là nái lai, khi đó, nái thể hiện số con sinh ra cải thiện hơn và khoảng thời gian phối lại sau cai sữa tốt hơn thì ưu thế lai đó là của mẹ. Ưu thế lai của cha chủ yếu ảnh hưởng đến tính trạng chất lượng tinh dịch và độ xung của đực giống (libido).
Để làm ví dụ về những cải thiện đạt được từ ưu thế lai, chúng ta hãy giả định rằng một quần thể hạt nhân giống thuần sản xuất được 24 con lợn/nái/năm. Chỉ đơn thuần, bằng cách lai với một giống khác (trong đàn nhân giống) năng suất sẽ tăng lên 6%. Khi con nái lai sau đó được giao phối với một giống thứ ba thì năng suất sẽ tăng lên là 17% so với nhân giống thuần:
Giống đực |
Giống cái |
% |
Lợn/nái/năm |
Khác biệt* |
|
Giống thuần (GGP) |
A |
A |
100 |
24 |
– |
Đàn nhân giống (GP) |
A |
B |
106 |
25.4 |
1.4 |
Đàn thương phẩm (3 máu) |
A |
BC |
117 |
28.1 |
4.1 |
* Cải thiện số con Lợn/nái/năm so với nhân thuần
Cần lưu ý rằng mức độ chính xác của thưc tế sản xuất từ kế hoạch phối giống khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng di truyền của các giống tham gia nhân giống và hệ thống lai tạo chính xác. Ví dụ, dòng tổng hợp và dòng lai ngược (lai luân hồi 2 máu) không tối đa hóa ưu thế lai và sẽ không năng suất như hệ thống lai “tối ưu”. ba máu. Điều này phần nào giải thích tại sao người ta chọn nái F1 lai với đực cuối giống thứ 3 là tổ hợp lai thương phẩm phổ biến nhất toàn cầu.
Cận huyết
“Ngược hẳn” với ưu thế lai là giao phối cận huyết, làm giảm năng suất do thực hiện phối giống giữa các gia súc có quan hệ huyết thống gần gũi. Cận huyết đặc biệt là làm giảm năng suất sinh sản như số con sơ sinh/ổ, trọng lượng lợn con sơ sinh, tuổi thuần thục và độ xung của lợn đực giống. Ngoài ra, giao phối cận huyết có thể dẫn đến sự gia tăng các khuyết tật di truyền.
Mức cận huyết được đo bằng hệ số cận huyết, và phụ thuộc vào mức độ của mối quan hệ giữa động vật. Hệ số cận huyết có thể được tính cho đực giống, nái sinh sản và cho cả lứa đẻ.
Dữ liệu từ nhiều nguồn nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao phối cận huyết có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất đàn. Ví dụ, hệ số cận huyết 10% của lứa đẻ và lợn nái (không phổ biến ở một số hệ thống nhân giống theo hình tháp nhỏ khép kín) dẫn đến sự sụt giảm số con đẻ ra/ổ như sau:
Số con sơ sinh sống |
Số con 21 ngày |
|
Lứa đẻ đồng huyết |
-0.32 |
-0.58 |
Nái đồng huyết |
-0.44 |
-0.24 |
Mức cận huyết bình thường cho đàn GGP “khép kín” nên hạn chế ở mức thấp hơn 2%.
Mức độ cận huyết có liên quan trực tiếp đến quy mô đàn hay quần thể, do đó đàn hạt nhân càng nhỏ, xu hướng mất tính đa dạng di truyền và những rủi ro cận huyết càng cao và càng nhanh hơn. Do đó, duy trì đủ số lượng đực giống mỗi thế hệ là đặc biệt quan trọng.
Những giống truyền thống địa phương, do quy mô thường nhỏ và số lượng đực giống ít, dễ bị cận huyết cao. Còn trong các chương trình giống tiên tiến hơn, kiểm soát giao phối cận huyết được thực hiện bằng cách:
• Xác định mối quan hệ (quan hệ họ hàng) từng gia súc sống chung trong đàn cùng một giống.
• Lập dự đoán hệ số cận huyết của chương trình phối giống trong đàn.
• Xác định sẵn các lợn đực tương đối không liên quan huyết thống cho đàn nái trước khi phối giống.
Hình ảnh U hắc tố ác tính do khuyết tật di truyền
Lê Phạm Đại tổng hợp
và tham khảo từ pig333.com
Nguồn: Heo Bình Thắng
- giao phối cận huyết li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
tại sao gà giao phối cận huyết ở đờ con lại không bị dị tật