BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI TRÙNG VỊT (Duck Virus Hepatitis – DVH)
Mô tả bệnh
Bệnh viêm gan siêu vi trùng vịt (Duck Virus Hepatitis – DVH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh ở vịt, ngan, ngỗng con dưới 6 tuần tuổi, đặc trưng là thời gian ủ bệnh rất ngắn, bệnh nổ ra đột ngột, tổn thương gan nặng và chết nhiều. Bệnh rất phổ biến ở nước ta và gây tổn thất lớn tương đương bệnh dịch tả.
Nguyên nhân
Do Picornavirus, một RNA vi rút gây ra. Có 3 chủng (Duck Hepatitis Virus – DHV) gây bệnh là DHV-1, DHV-2 và DHV-3. Độc lực mạnh nhất là DHV-1 (chủng cổ điển) gây bệnh cấp tính ở thủy cầm dưới 3 tuần tuổi với tỷ lệ mắc và chết cao (tới 100% ở thủy cầm <10 ngày tuổi). DHV-2 độc lực vừa phải, gây bệnh ít nghiêm trọng hơn (chết 10-30% vịt con <2 tuần tuổi). DHV-3 gây bệnh với triệu chứng nhẹ, tỷ lệ chết thấp.
Vi rút khá bền vững và tồn lưu lâu ở ngoài môi trường, gây khó khăn cho việc loại trừ mầm bệnh. Vi rút bị tiêu diệt hoàn toàn trong Phenol 5%, dung dịch Chlorine 2-3%, Formalin 1% hay Iodine 1-2%.
Dịch tễ bệnh
Vịt, ngan, ngỗng con vừa bóc trứng đã có thể nhiễm DHV. Mẫn cảm nhất là vịt con dưới 3 tuần tuổi, đặc biệt dưới 10 ngày tuổi. Vịt trên 4 tuần tuổi bắt đầu có miễn dịch tự nhiên nên ít biểu hiện bệnh hay chết. Tuy vậy, người ta vẫn quan sát thấy ổ dịch DVH ở vịt 6 tuần tuổi.
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc phơi nhiễm với vịt bệnh hay môi trường ô nhiễm. Đường truyền bệnh chủ yếu qua tiếp xúc, đường tiêu hoá, hô hấp, kể cả vết thương ngoài da.
Người ta khẳng định DVH không truyền dọc (qua trứng), nhưng vịt có thể nhiễm ngay từ lúc vừa nở.
DHV kháng chịu tốt, sống lâu ở môi trường tự nhiên và một số hoá chất tẩy trùng thông thường, nên khó khăn loại trừ bệnh ở những vùng đã nổ dịch. Nhưng nếu tiêm phòng vắc xin, quản lý, cách ly, an toàn sinh học tốt sẽ ngăn ngừa được bệnh bùng phát.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh chỉ 1-2 ngày.
Vịt bệnh ủ rũ, chậm chạp, tụt lại khỏi đàn, bỏ ăn, khát nước rồi mất thăng bằng, lăn ra nằm ngửa với cái đầu ngoẹo lại sau lưng (opistotonus), chân co giật bơi chèo rồi chết trong vòng 1-2 giờ.
Nếu nhiễm chủng độc lực mạnh DHV-1, vịt con có thể chết hàng loạt (tới 95%) ngay lúc 4-5 ngày tuổi với thể quá cấp. Có khi vịt đang ăn hay bơi tự dưng tụt lại khỏi đàn rồi lăn ra co giật, chết đột ngột khi chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Vịt chết có tư thế đặc trưng với hai chân duỗi thẳng, đầu ngửa ra sau lưng.
Khi nhiễm DHV-2, thời gian nung bệnh khoảng 3-4 ngày. Con bệnh khát nước và chết trong vòng 2-4 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng tới 30%. Vi rút DHV-3 thường gây bệnh ở vịt tuổi lớn.
Vịt trên 7 tuần tuổi có thể bị nhiễm DHV nhưng không biểu hiện triệu chứng bệnh.
Biến đổi bệnh lý
Bệnh lý bệnh tập trung chủ yếu ở gan: sưng, hoại tử và xuất huyết điểm rồi lan thành đám màu đỏ-sẫm hoặc đỏ-tím khắp trên mặt gan giống như gạch hoa cương, dễ vỡ.
Lách sưng với điểm hoại tử trắng. Thận sưng, sung huyết màu tím tái. Màng giả ở màng tim, phúc mạc…
Khi nhiễm DVH-2 biến đổi bệnh lý gồm: sung huyết và xuất huyết tràn lan kèm những đốm nhỏ và các vòng tròn giao nhau ở gan, lách, thận sưng, tím tái. Ống tiêu hoá không có thức ăn, ruột non thường có dịch nhầy và các điểm xuất huyết.
Chẩn đoán và phân biệt
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý đặc trưng như: vịt con <10 ngày chết đột ngột hàng loạt; chết nhanh, tỷ lệ cao, ngã ngửa, nghẹo cổ về sau, đạp bơi chèo; gan xuất huyết, hoại tử điểm hay từng đám màu đỏ-tím như đá hoa…
Phân biệt với bệnh dịch tả vịt (hay viêm ruột siêu vi, Duck Enteritis – DE), bị ở tất cả các lứa tuổi, viêm, xuất huyết toàn bộ ống tiêu hóa; bệnh bại huyết (Pasteurella anatipestifer septicaemia – RA); bệnh tụ huyết trùng, cầu trùng hay nhiễm độc nấm mốc thức ăn… đều có biểu hiện chết đột ngột hàng loạt ở vịt con.
Trong trường hợp cần thiết có thể chẩn đoán bằng phương pháp phân lập vi rút. Để chắc chắn phân lập vi rút phân tích PCR, PT-PCR.
Biện pháp phòng, chữa
Do không có trị liệu đặc hiệu và bệnh tiến triển nhanh ở vịt mới nở nên không kịp can thiệp. Tiêm phòng vắc xin, an toàn sinh học để phòng và kiểm soát bệnh được đưa lên hàng đầu.
Tiêu độc khử trùng máy ấp. Cách ly tuyệt đối vịt con trong 5 ngày đầu sau nở.
Tiêm phòng đầy đủ vắc xin DVH:
Vịt con: Ở vùng nguy cơ, tiêm vắc xin DVH sống nhược độc cho vịt ngay lúc 1-3 ngày tuổi, kháng thể chủ động được hình thành chỉ sau 2-3 ngày. Nếu vịt con từ đàn bố mẹ đã được miễn dịch hay ở vùng an toàn dịch, thì tiêm vắc xin lúc vịt 7-10 ngày tuổi.
Vắc xin sống có thể tiêm bắp, dưới da, chủng màng cánh, kể cả pha nước uống, phun khí dung cho vịt con lúc 1-2 ngày tuổi.
Với vịt sinh sản: Cần tiêm vắc xin sống giai đoạn vịt nhỏ, sau đó dùng vắc xin vô hoạt tiêm dưới da 3-4 tuần trước vào đẻ và cứ 3 tháng tiêm nhắc lại để tạo kháng thể thụ động kéo dài, truyền qua lòng đỏ trứng, bảo vệ vịt con ở 2 tuần đầu đời.
Vịt con tiêm vắc xin sống 48-72 giờ sau đã có miễn dịch chủ động và đạt mức độ miễn dịch cao (88-95%) đến tuần tuổi thứ 4.
Nếu vịt bố mẹ được miễn dịch tốt thì miễn dịch thụ động được truyền cho các thế hệ sau và vịt con sinh ra sẽ được bảo hộ trong 2-3 tuần tuổi đầu đời. Tiêm vắc xin để tạo miễn dịch chủ động cho vịt con 1 ngày tuổi là rất cần thiết, đặc biệt ở những vùng nguy cơ tiềm tàng dịch.
Đặc biệt, kháng thể lòng đỏ (Hanvet-KTV) có tác dụng chữa bệnh ngay sau tiêm, giảm chết và bảo vệ vịt đến 2-3 tuần. Những vùng nguy cơ, tiêm 1-2 liều cho thủy cầm vừa nở (1-2 ngày tuổi) để phòng bệnh. Khi chữa, cần bổ sung giải độc gan, thuốc điện giải và probiotics. Có thể chữa bằng huyết thanh lấy từ vịt khỏi bệnh hoặc kháng huyết thanh, nhưng giá thành đắt, không kinh tế.
Các biện pháp an toàn sin học khác như: vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng định kỳ, chăm sóc nuôi dưỡng hay nâng cao sức đề kháng… là những yêu cầu để ngăn ngừa dịch, hạn chế tổn thất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Công ty HANVET đi đầu trong nghiên cứu phát triển kháng thể và vắc xin phòng, chữa bệnh viêm gan siêu vi trùng ở thủy cầm. Cũng như vắc xin dịch tả, vắc xin bại huyết RA, vắc xin Tembusu… phòng bệnh cho vịt, hai sản phẩm Hanvet-KTV và Vacxin viêm gan vịt của HANVET đã được khẳng định về chất lượng, hiệu quả trong phòng và chữa bệnh, được người chăn nuôi vịt khắp cả nước tin dùng.
VẮC XIN VIÊM GAN VỊT CỦA HANVET
Là vắc xin sống, đông khô. Mỗi liều chứa 103.3 ELD50 DHV-1 nhược độc trong chất bổ trợ.
Được chỉ định dùng cho vịt, ngan, ngỗng để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm gan siêu vi ở thủy cầm nói chung.
Căn cứ số liều ghi trên nhãn để pha vắc xin bằng dung môi, sao cho mỗi liều là 0,5 ml. Tiêm bắp cho:
Vịt con:
- Sinh ra từ mẹ chưa được tiêm phòng hay vùng nguy cơ: lúc 1-3 ngày tuổi.
- Sinh ra từ mẹ đã được tiêm phòng: lúc 7-10 ngày tuổi.
Vịt lớn, vịt sinh sản:
- Tiêm nhắc lại lúc 8 tuần tuổi và trước vào đẻ 2-3 tuần.
- Cứ 1-2 tháng nhắc lại một lần.
Chú ý: Đọc kỹ toa hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!
Kháng thể Hanvet-KTV
Từ năm 2003, Công ty HANVET đã phát triển thành công kháng thể Hanvet-KTV để CHỮA và PHÒNG bệnh viêm gan siêu vi trùng cho vịt, ngan, ngỗng con.
Hanvet-KTV là nhũ dịch, chế từ lòng đỏ trứng được tối miễn dịch bằng kháng nguyên DHV-1 tạo hàm lượng kháng thể cao.
Nếu mắc DVH, phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, chỉ cần một liều tiêm sẽ có hiệu quả chữa trị đạt đến 95%.
Vùng dịch tễ nặng hay đàn giống chưa được tiêm phòng được khuyến cáo, tiêm Hanvet-KTV cho vịt, ngan ngay say bóc trứng từ lò ấp, chắc chắn sẽ an toàn được bệnh trong 2-3 tuần đầu đời.
Lịch chữa DVH bằng Hanvet-KTV
- Dưới 7 ngày tuổi: Tiêm bắp thịt 1 ml/con.
- Vịt, ngan, ngỗng 7 ngày đến 2 tuần tuổi: Tiêm bắp thịt.
Lần 1: 1-1,5 ml/con hoặc uống 2 ml/con.
Lần 2: 1-1,5 ml/con sau 3 ngày.
- Vịt, ngan trên 2 tuần tuổi:
Lần 1: 1,5-2 ml/con hoặc uống 3-4 ml/con.
Lần 2: 1,5-2 ml/con sau 3 ngày.
Lịch phòng DVH bằng Hanvet-KTV
- Vịt mới nở đến 7 ngày tuổi: Tiêm bắp hay dưới da 0,5 ml/con hoặc cho uống liều gấp đôi. Nếu cần, có thể nhắc lại sau 2 tuần.
Tuỳ theo tình trạng bệnh, tuổi và thể trọng vịt, có thể tăng liều tiêm.
Ngoài kháng thể đặc hiệu với DVH, Hanvet-KTV còn chứa kháng thể phòng bệnh dịch tả, một số kháng thể không đặc hiệu khác và còn tác dụng như một protein liệu pháp nên có thể dùng để điều trị nhiều bệnh truyền nhiễm, khích thích miễn dịch và tăng trọng vịt, ngan nuôi.
TS. Nguyễn Đức Lưu – Công ty HANVET
- Hanvet-KTV li>
- viêm gan vịt li>
- HANVET-KTV Derszy’s li> ul>
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
Tin mới nhất
CN,29/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất