[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vaxxinova đang tăng trưởng doanh số bán hàng với Vaxxon® Coccivet bằng cách giới thiệu sản phẩm này tới nhiều thị trường mới. Người đứng đầu bộ phận Thú y của S&P Global, Joseph Harvey đã nói chuyện với đội ngũ của Vaxxinova về việc triển khai vắc xin Cầu trùng gia cầm và cách Công ty hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn trên toàn Thế giới.
Vaxxinova hiện đang tập trung vào việc tạo dựng tên tuổi vững chắc hơn nữa trên thị trường vắc xin phòng bệnh Cầu trùng với hai sản phẩm: Vaxxon® Coccivet dành cho gà thịt và Vaxxon® Coccivet R dành cho gà giống, gà đẻ và gà nuôi dài ngày. Vaxxinova đã có vắc xin phòng bệnh Cầu trùng thông qua việc mua lại Công ty Laboratório Biovet của Brazil vào năm 2018.
Vào thời điểm mua lại, Vaxxon® Coccivet R đã trở thành sản phẩm dẫn đầu thị trường ở Brazil. Sản phẩm này nhanh chóng chiếm được 80-90% thị phần. Hiệu suất thương mại này gần đây đã được tái hiện ở các thị trường mới hơn trên khắp Châu Mỹ Latinh, Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Vaxxon® Coccivet R đã được đăng ký tại hơn 15 nước và dự kiến sẽ được đăng ký ở nhiều thị trường hơn trong năm tới.
Công ty đã chia sẻ với S&P Global Animal Health rằng: “Vắc xin này hiện đang chiếm thị phần lớn ở một số thị trường. Chúng tôi nhận thấy đây là một trong những viên ngọc quý của Công ty và chúng tôi muốn mở rộng và đưa nó ra thị trường toàn cầu. Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện điều này với Vaxxon® Coccivet R vì tỷ lệ chủng ngừa bệnh Cầu trùng cho gà giống và gà đẻ đã cao”.
Phiên bản sản phẩm vắc xin dành cho gà thịt đã được phát triển vào thời điểm Vaxxinova mua Biovet nhưng doanh số bán còn hạn chế. Điều này là do sự phổ biến của việc sử dụng Ionophore cho gà thịt vào thời điểm đó. Tuy nhiên, Vaxxinova đã ghi nhận xu hướng chủng ngừa vắc xin Cầu trùng cho gà thịt ngày càng tăng trong vài năm qua và làn sóng thứ hai ra mắt danh mục vắc xin phòng bệnh Cầu trùng cho thấy Công ty nhắm đến thị trường gà thịt.
Thị trường mới nhất cho phiên bản Vaxxon® Coccivet trên gà thịt là Việt Nam, với đối tác phân phối độc quyền là Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Agriviet.
Doanh nghiệp có ba cách tiếp cận để thương mại hóa sản phẩm. Họ tung ra sản phẩm vắc xin thông qua đội ngũ của mình tại các thị trường mà họ đã có mặt (Mỹ và Brazil), hợp tác với nhà phân phối độc quyền trong nước hoặc áp dụng cách tiếp cận quảng bá song song. Vaxxinova chỉ ra lựa chọn thứ ba là sự bổ sung gần đây cho chiến lược của mình.
Bệnh Cầu trùng gia cầm là một bệnh đường ruột phổ biến trên toàn Thế giới. Vaxxinova lưu ý rằng nó ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất và năng suất của chăn nuôi. Tác động kinh tế của căn bệnh này là rất đáng kể, với tổn thất kinh tế hàng năm trong ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu do bệnh Cầu trùng ước tính lên tới hơn 14 tỷ USD. Những chi phí này bao gồm kiểm soát và điều trị bệnh, tỷ lệ chết, tăng trọng bình quân theo ngày (ADG) thấp hơn và tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).
Tạo tính cạnh tranh cho Vaxxinova
Vaxxinova cho biết họ đã sớm nhận ra danh mục đầu tư về vắc xin phòng bệnh Cầu trùng của Biovet có chứa các chất mà sản phẩm này có thể tạo ra sự khác biệt cho hoạt động kinh doanh của họ với các Công ty thuốc lớn trong ngành Thú y. Vaxxinova có thể chứng tỏ mình là một cái tên nổi bật trong phân khúc sản phẩm vắc xin chăn nuôi, họ có thể phát triển mạnh ở lĩnh vực vắc xin phòng bệnh Cầu trùng, nơi họ có “một vị trí trên bàn để cạnh tranh”.
Vaxxinova chỉ ra rằng doanh số bán vắc xin có xu hướng chỉ tăng theo tốc độ tăng trưởng của đàn gia cầm ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở gà thịt, tỷ lệ chủng ngừa đặc biệt thấp và dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới. Công ty đang nhắm mục tiêu vào lĩnh vực này như một cách để nắm bắt thêm thị trường tiềm năng.
Vaxxon® Coccivet R của Công ty đang hoạt động tốt nhờ khả năng bảo vệ chống lại nhiều chủng Cầu trùng, bao gồm tất cả các chủng gây bệnh mạnh ở thực địa. Đây là một khía cạnh quan trọng tạo nên hiệu quả tích cực của sản phẩm ở Brazil.
Công ty cho biết việc tiếp cận sớm đã cho thấy Vaxxon® Coccivet R đang nhân rộng thành công của mình ở Brazil sang các thị trường khác. Nó cho thấy thách thức lớn nhất là theo kịp nhu cầu. Để đáp ứng nhu cầu về bệnh Cầu trùng, Công ty đang xây dựng thêm cơ sở hạ tầng sản xuất ở Brazil và đã đầu tư vào một nhà máy mới – bên cạnh cơ sở sản xuất hiện có ở bang São Paulo – sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng tới. Cơ sở mới này chuyên sản xuất vắc xin Cầu trùng và sẽ nhằm mục đích cung cấp cho các thị trường mới đăng ký.
Nguyên tắc cơ bản trong chiến lược tăng trưởng của Vaxxinova là đưa các sản phẩm vắc xin thành công trong danh mục đầu tư của mình đến với các khách hàng toàn cầu rộng hơn. Doanh nghiệp đã áp dụng mô hình này trong một số thương vụ mua lại gần đây, đồng thời đảm bảo các Công ty con duy trì đội ngũ và văn hóa địa phương của họ. Vaxxinova lưu ý rằng sẽ sớm có thêm nhiều sản phẩm vắc xin từ danh mục Biovet đến các thị trường quốc tế mới.
Các thương vụ mua lại đáng chú ý khác gần đây do Vaxxinova thực hiện bao gồm Newport Laboratories (một doanh nghiệp sản xuất vắc xin tự sinh (autogenous vaccine) có trụ sở tại Hoa Kỳ được mua vào năm 2021) và Epitopix (một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chăn nuôi của Hoa Kỳ được mua vào năm 2018).
Vaxxinova đang tập trung vào cả sản phẩm được cấp phép và sản phẩm tự sinh (mà Công ty đang dẫn đầu thị trường) để hỗ trợ ngành chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu cũng như các loài như heo và gia súc tại các thị trường lớn.
Tác giả: Joseph Harvey – © S&P Global. 2024
Người dịch: Lại Thị Tuyết
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Mrs. Lại Thị Tuyết – Đại diện Kỹ thuật Vaxxinova tại Việt Nam
Email: [email protected]
Nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam:
Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Agriviet (AGRIVIET.,JSC)
Hà Nội: Lô CN-4-KCN Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Hương Mỹ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 024 6292 4669
Miền Trung: Lô A39 KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 0256 6500 004
Hồ Chí Minh: B8-9 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3718 6338
Website: www.agrivietcorp.com
- Vaxxinova li>
- vắc xin phòng bệnh Cầu trùng li>
- Vaxxon® Coccivet R li>
- Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Agriviet li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất