[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thức ăn chăn nuôi an toàn là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc hạn chế lây nhiễm dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt là bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF). Trong cuộc chiến chống lại ASF, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đang rất tích cực tăng cường đảm bảo an toàn sinh học, đặc biệt là trong hai khâu: vệ sinh thức ăn và hệ thống dây chuyền sản xuất.
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, những khó khăn thách thức và giải pháp hiệu quả nhất cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi trong việc đảm bảo vệ sinh thức ăn và hệ thống dây chuyền sản xuất, Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn với ông Rohan Bahl (ảnh) – Giám đốc kinh doanh khu vực Việt Nam và Philipines – Tập đoàn Novus (Mỹ).
Ông có thể cho biết tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh thức ăn và dây chuyền sản xuất tại các nhà máy thức ăn chăn nuôi đối với việc phòng ngừa ASF?
Như chúng ta đã biết, hiện nay ASF chưa có vắc xin hiệu quả. Do đó, việc quan trọng bây giờ là tập trung vào an toàn sinh học (ATSH). ATSH tại trại, tại nhà máy và với Thức ăn là tối quan trọng trong việc phòng ngừa lây nhiễm ASF. Novus đã và đang cung cấp thông tin tới khách hàng, đối tác trong khu vực biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút, không chỉ là ATSH tại trại, mà cả biện pháp ATSH đối với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự lây nhiễm ASF có thể từ thức ăn (32% tại Trung Quốc 2018 và 35% tại Nga 2013) và do đó, tăng cường vệ sinh thức ăn và ATSH bằng các sản phẩm phụ gia (như formaldehyde và axit hữu cơ) được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa ASF lây lan.
Tại Việt Nam, theo đánh giá của ông, trong việc đảm bảo việc vệ sinh thức ăn và dây chuyền sản xuất trong quá trình vận hành của các nhà máy thức ăn, có những điểm làm được và chưa làm được là gì?
Mấy tháng vừa qua, tôi đã đi thăm nhiều nhà máy tại VN. Nhìn chung không gian nhà máy được đảm bảo sạch sẽ, ít bụi. Bên trong được sắp xếp ngăn nắp, qui củ. Dây chuyền sản xuất hiện đại và thiết bị mới. Và đặc biệt các nhà máy rất chú trọng đến khâu vệ sinh. Thức ăn công nghiệp sản xuất tại VN phần lớn được ép viên. Quá trình xử lý nhiệt khi ép viên cũng có tác dụng diệt nhiều mầm bệnh. Tuy nhiên, thời gian ép viên nhanh, nhiều mầm bệnh bền nhiệt, và dây chuyền sản xuất cám bột thì chưa thể đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh.
Mỗi nhà máy đều có chương trình vệ sinh riêng. Có khi kết hợp vệ sinh thủ công và hóa chất tẩy rửa. Nhưng các biện pháp đó chỉ hỗ trợ được một phần. Lý do là trong dây chuyền có rất nhiều vị trí mà chúng tôi gọi là “điểm nóng”. Đó là những góc sâu, xa, nhỏ không thể chạm tới để vệ sinh thủ công. Do đó, lâu ngày các điểm này sẽ bị ô nhiễm nặng và trở thành nguồn lây nhiễm cho nhiều lô thức ăn khác. Hoặc đơn giản người làm vệ sinh làm chưa đúng cách, ví dụ như tôi quan sát thấy các chị làm vệ sinh quét dọn cầm chổi, dụng cụ đi từ khu này sang khu khác, nếu có mầm bệnh, có thể gây lây nhiễm chéo…
Các nhà máy cần làm gì để khắc phục những điểm chưa làm được, nhằm hướng tới việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất thức ăn cao nhất, thưa ông?
Khi vệ sinh thức ăn được đánh giá và nhìn nhận đúng vai trò, thì các nhà máy sẽ chủ động xây dựng chương trình ATSH hiệu quả. Các bước có thể tóm tắt như sau: Áp dụng chương trình ATSH tại nhà máy nghiêm ngặt như tại trang trại.
Ngoài ra còn:
– Thông tin nguyên liệu minh bạch, không mua từ quốc gia có dịch bệnh hoặc vận chuyển qua quốc gia có dịch. Nguyên liệu mua về được lấy mẫu phân tích (dùng mẫu đánh giá).
– Bảo quản riêng từng lô nguyên liệu tránh lây nhiễm chéo.
– Tăng tần suất kiểm tra đánh giá vệ sinh trong nhà máy.
– Tập huấn cho người thực hành vệ sinh làm đúng quy trình.
– Tăng tần suất và biện pháp vệ sinh thủ công với nhà máy, nhà kho.
– Sử dụng các chất phụ gia có chứa formaldehyde để vệ sinh cám hay axit hữu cơ để ức chế mầm bệnh.
– Sử dụng chất diệt khuẩn mạnh như formaldehyde để tẩy trùng dây chuyền, thiết bị.
Novus Việt Nam có những hỗ trợ gì với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trong việc đảm bảo an toàn sinh học, tránh lây nhiễm đối với ASF?
Novus là người đi đầu trên toàn cầu trong việc hỗ trợ ngành chăn nuôi công nghiệp với chương trình Vệ sinh thức ăn tốt hơn nhằm đảm bảo chuỗi sản xuất không bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Là một phần của chương trình này, chúng tôi cung cấp dịch vụ Kiểm tra vệ sinh và đánh giá mối nguy tại nhà máy đồng thời, đào tạo nhân viên nhà máy thực hành chương trình vệ sinh hiệu quả.
Novus có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá, vận hành, giám sát các tiêu chuẩn vệ sinh và đảm bảo chúng được thực hiện phù hợp, hiệu quả cao.
Novus đồng thời cung cấp giải pháp formaldehyde hiệu quả – FORMYCINE GOLD PX – để vệ sinh thức ăn và nguyên liệu. FORMYCINE GOLD PX chứa formaldehyde và propionic giúp diệt khuẩn nhanh chóng trong dây chuyền sản xuất, kể cả các góc nhỏ, sâu khó tiếp cận khi làm vệ sinh thông thường. FORMYCINE GOLD PX được trộn cùng với các nguyên liệu thô trong quá trình sản xuất, khi đó formaldehyde sẽ bay hơi và khuếch tán đều trong nguyên liệu và tiêu diệt mọi loại mầm bệnh mà không bị tồn dư trong cám thành phẩm.
Chiến lược này không chỉ có hiệu quả với vi rút như ASF riêng lẻ, mà là đối với mọi mầm bệnh vi sinh gồm vi-rút, vi khuẩn, nấm mốc. Vì thức ăn chiếm đến 70% chi phí chăn nuôi nên dịch bệnh có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Quan trọng hơn nữa, mầm bệnh từ chăn nuôi cũng có thể gây ra các vấn đề An toàn thực phẩm trên người ví dụ như một số chủng Salmonella, E.coli, độc tố nấm.
Theo ông, so với các quốc gia trong khu vực, ngành chăn nuôi Việt Nam có những lợi thế và những khó khăn nào?
Chăn nuôi Việt nam luôn bị chi phối bởi ngành chăn nuôi heo do heo chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó, sản lượng thức ăn cho lợn cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Chăn nuôi thủy sản ở Việt Nam phát triển nhanh nhất. Để bù đắp cho việc giảm sản lượng thịt heo gây ra bởi ASF, chăn nuôi gia cầm có thể được tăng mạnh do thời gian nuôi ngắn, quay vòng nhanh.
Về thức ăn, nguyên liệu chính của thức ăn tại Việt nam (ngô, khô đậu, DDGS, khô cải, cám mỳ…) tương tự như các nước khác trong khu vực (như Thái Lan và Philippin), nhưng vì ASF, sản lượng thức ăn cho heo sẽ giảm mạnh có thể kéo dài tới giữa năm 2020 (đặc biệt là đối với các nhà sản xuất cám thương mại). Hy vọng rằng nửa cuối năm 2020 sảnlượng sẽ bắt đầu tăng lên và đồng thời là do chuyển đổi từ thức ăn heo sang gia cầm. Kiểm soát chi phí sản xuất và duy trì chất lượng là vấn đề quan trọng mà các nhà máy luôn phải tính toán.
Ông có nhận định ra sao về ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian vừa qua và những diễn biến trong tương lai gần và tương lai xa?
Trong ngắn hạn, ngành chăn nuôi heovẫn khó khăn do Dịch dịch tả heo Châu Phi ASF. Chúng tôi thấy rằng giá thịt heo vẫn tiếp tục tăng trong ngắn hạn và nó trợ cứu tốt cho người chăn nuôi heo nhưng nhữngthách thức về ASF vẫn còn tồn tại lâu dài. Bảo đảm ATSH chặt chẽ, mạnh mẽ hơn là điều cực kỳ quan trọng mà tất cả các bên tham gia chăn nuôi (Nhà máy thức ăn và trang trại) thực hiện. Gia cầm và Thủy sản đang tăng trưởng tốt và sẽ còn tiếp tục tăng. Đây là cơ hội tốt cho các nhà dinh dưỡng chăn nuôi và quản lý nhà máy những người cần phải vượt qua giới hạn của công thức thức ăn và hiệu quả nhà máy, và Novus có thể hỗ trợ lĩnh vực này.
Về lâu dài, Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng và nâng cao sản lượng chăn nuôi hiện tại. Với Quy định liên quan AGP – Kháng sinh kích thích tăng trưởng – sớm có hiệu lực, sẽ có nhiều thách thức cũng như cơ hội cho các chuyên gia dinh dưỡng. Chăn nuôi heo sẽ bình thường hóa trong thời gian dài, một khi chúng ta đã vượt qua được khó khăn trong ngắn hạn và trung hạn bởi ASF. Đối với Thủy sản, Việt Nam được kỳ vọng là nhà xuất khẩu lớn mạnh hơn nữa, nghĩa là sẽ có nhiều cơ hội về thị trường Thủy sản cho tất cả các bên tham gia.
Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Hà Ngân và Mai Sáng (thực hiện)
- dịch ASF li>
- phòng ngừa ASF li>
- novus li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất