Cả nước hiện có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vacxin cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 218 loại vacxin và 340 loại vacxin nhập khẩu.
Ông Lê Toàn Thắng, Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y (Cục Thú y) thông tin về tình hình nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vacxin thú y tại Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Chi.
Tại Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vacxin thú y tại Việt Nam”, ông Lê Toàn Thắng, Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y (Cục Thú y) thông tin, hiện nay, Việt Nam có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO, trong đó 12 cơ sở sản xuất vacxin thú y; mức đầu tư khoảng 30-40 triệu USD/nhà máy (VAKSINDO, HANVET, NAVETCO, DABACO…). Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đều đạt an toàn sinh học cấp độ II trở lên, trong đó có 2 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III; tổng ngành thú y hiện có 7 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp III.
Các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vacxin thú y của Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến nhất với các nước hàng đầu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu Mỹ…; các nhà khoa học, tổ chức như FAO, WOAH, đối tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, CDC, các phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế…) đối với các bệnh nguy hiểm trên động vật như cúm gia cầm (CGC), lở mồm long móng (LMLM), tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), dại.
Trong nước, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y triển khai các giám sát virus gây bệnh, phân tích đặc tính, giải trình tự gen của các chủng virus lưu hành, chia sẻ kết quả, lựa chọn chủng giống thực địa cho công tác đánh giá hiệu lực vacxin hiện hành…
Từ tháng 11/2019, Cục Thú y đã chủ động tìm kiếm, đề xuất phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài nước tổ chức triển khai nghiên cứu, đánh giá chủng giống virus vacxin, xây dựng tiêu chuẩn quy trình kiểm nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất thành công vacxin DTLCP đầu tiên trên thế giới.
Hiện tại, Việt Nam đã có 2 loại vacxin DTLCP được cấp giấy chứng nhận lưu hành theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế đối với vacxin thú y tiêm cho lợn thịt (hiện chưa có vacxin cho lợn nái sinh sản và lợn đực giống do đang trong quá trình nghiên cứu, đánh giá).
Về tình hình cung ứng vacxin và giám sát chất lượng vacxin thú y, hiện tại cả nước có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vacxin cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 218 loại vacxin và 340 loại vacxin nhập khẩu đã đáp ứng được nhu cầu phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm trong nước.
Về tình hình sản xuất, nhập khẩu một số vacxin quan trọng năm 2024: vacxin phòng bệnh CGC 739 triệu liều (sản xuất 191 triệu liều; nhập khẩu 548 triệu liều). Vacxin phòng bệnh LMLM hơn 46 triệu liều (sản xuất 1,4 triệu liều; nhập khẩu 45 triệu liều). Vacxin phòng bệnh dại hơn 5 triệu liều (sản xuất 1,6 triệu liều; nhập khẩu 3,7 triệu liều). Vacxin phòng bệnh tai xanh hơn 34 triệu liều (sản xuất 3,5 triệu liều; nhập khẩu 31 triệu liều). Vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục gần 2 triệu liều (sản xuất 115.000 liều; nhập khẩu 1,8 triệu liều).
Đến nay các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 5,9 triệu liều vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh minh họa.
Riêng vacxin DTLCP, đến nay các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 5,9 triệu liều. Trong đó, Công ty Navetco sản xuất 2,2 triệu liều (cung ứng trong nước gần 700.000 liều, xuất khẩu 7.000 liều); trong kho còn hơn 300.000 liều và dự kiến sản xuất khoảng 150.000 liều trong thời gian tới. Công ty AVAC sản xuất trên 3,7 triệu liều (cung ứng trong nước hơn 2,9 triệu liều, xuất khẩu trên 460.000 liều); trong kho còn khoảng 33.000 liều và đang dự kiến sản xuất 150.000 liều.
Về kết quả kiểm tra Nhà nước vacxin thú y nhập khẩu: năm 2024 tiến hành kiểm tra 714 mẫu vacxin, 100% các mẫu vacxin kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Trung Quân – Bá Thắng
Phương Linh – Kiều Chi – Quỳnh Chi
Nguồn: nongnghiep.vn
Theo Cục Thú y hiện tại, Việt Nam sẵn sàng hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vacxin thú y trong nước xuất khẩu sản phẩm vacxin thú y đến các nước trong khu vực và quốc tế. Từ đó, góp phần khẳng định uy tín, thương hiệu và trách nhiệm của Việt Nam với ngành thú y của thế giới.
- vacxin phòng bệnh li> ul>
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất