Ngày 14/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến có buổi làm việc với Trung tâm quốc tế về giảm sử dụng và giảm thiểu kháng kháng sinh (ICARS) tại Đan Mạch. Sau chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đoàn công tác Bộ NN-PTNT đến Đan Mạch nhằm mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đan Mạch hợp tác cùng Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị thịt lợn
- Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững
- Cargill và CARE International hợp tác thực hiện dự án “Vươn Mình”
Ngày 14/11, đoàn công tác đã là việc với Trung tâm Quốc tế về giảm sử dụng và giảm thiểu kháng kháng sinh (ICARS) tại Đan Mạch.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá rất cao sự hợp tác và hỗ trợ của Trung tâm ICARS để triển khai những nội dung hai bên đã cam kết, sau khi Bản ghi nhớ “Thiết lập Đối tác về Giảm sử dụng và Giảm thiểu kháng kháng sinh trong Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản” được ký kết năm 2019, các chuyên gia hai bên đã phối hợp xây dựng Dự án về giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam.
“Chúng tôi nhận thấy, thông qua dự án các đơn vị quản lý và nghiên cứu của Việt Nam được tiếp cận với phương pháp mới từ các chuyên gia ICARS trong việc thu thập số liệu và khuyến nghị các đơn vị quản lý Nhà nước áp dụng kết quả nghiên cứu vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gắn với thực tiễn”, Thứ trưởng nói với bà Helle Engslund Krarup, Giám đốc Vận hành của ICARS.
Theo thông tin của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, dự án hiện nay đã triển khai được khoảng 30% theo kế hoạch đề ra, mong rằng sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát ổn định từ giữa năm 2022 đến nay, tốc độ triển khai dự án sẽ được đẩy nhanh và mạnh hơn nữa trong năm 2023.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ các quan điểm về an toàn thực phẩm, sử dụng kháng sinh của Bộ NN-PTNT Việt Nam. Ảnh: Lan Trần.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng cám ơn Trung tâm ICARS tiếp tục phối hợp xây dựng dự án “Giảm thiểu sử dụng kháng sinh và tìm hướng sử dụng hiệu quả vacxin trong nuôi trồng cá tra, cá rô phi”.
Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã giao Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 là cơ quan chủ trì cùng với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y và các đơn vị liên quan ngoài Bộ phối hợp với Trung tâm ICARS thực hiện.
“Hai bên đã xây dựng xong đề cương dự án để gửi Trung tâm ICARS đánh giá về nội dung kỹ thuật và tài chính. Chúng tôi mong rằng trong năm 2023, Dự án sẽ được hai bên phê duyệt và triển khai”, Thứ trưởng thông tin thêm.
Ngoài các dự án đã và đang được xây dựng với ICARS, về đề xuất ký Bản Tuyên bố ủng hộ Tham gia Mạng lưới Đối tác sứ mệnh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ sự ủng hộ với các mục tiêu của ICARS là phấn đấu hướng tới một thế giới mà các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe của con người và động vật, môi trường, an ninh lương thực toàn cầu và sự thịnh vượng kinh tế.
Bà Helle Engslund Krarup, Giám đốc Vận hành của ICARS bày tỏ sự đồng tình với các ý kiến của phía Việt Nam. Ảnh: Lan Trần.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã đưa ra 4 đề xuất với đại diện của ICARS. Đầu tiên là đề nghị ICARS tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý và nghiên cứu xây dựng đề cương dự án hợp tác kỹ thuật về lĩnh vực giảm thiểu sử dụng kháng sinh và nghiên cứu các loại vacxin hoặc chế phẩm sinh học thay thế trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (đối tượng nuôi nước ngọt và biển có giá trị cao phục vụ cho xuất khẩu).
Thứ hai, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến bày tỏ mong muốn ICARS hỗ trợ tài chính cho các cơ quan thuộc Bộ NN- PTNT tham gia Hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế về giảm sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh cho ngành nông nghiệp.
Tiếp theo là đề xuất xây dựng và hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên gia dài hạn (thạc sỹ, tiến sỹ) cho các trường đại học, các viện nghiên cứu thuộc Bộ NN-PTNT tại Đan Mạch và Việt Nam về các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của ICARS.
Và ý kiến cuối cùng là ICARS xem xét khả năng đặt Văn phòng đại diện của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam để kết nối và kêu gọi thêm các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trong khu vực này tham gia Mạng lưới Đối tác sứ mệnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và bà Helle Engslund Krarup ký kết Tham gia Mạng lưới Đối tác sứ mệnh. Ảnh: Lan Trần.
Về phía mình, đại diện ICARS cảm ơn các thông tin về nông nghiệp Việt Nam cũng như quá trình hợp tác của 2 nước trong lĩnh vực này mà Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chia sẻ.
Bà Helle Engslund Krarup đánh giá cao các ý kiến của lãnh đạo Bộ NN-PTNT liên quan vấn đề sử dụng kháng sinh, an toàn thực phẩm hay sức khỏe của người sử dụng nông sản.
Liên quan đến các hoạt động của ICARS, bà Helle Engslund Krarup nói có 4 nhóm trụ cột, trong đó đứng đầu là thử nghiệm các giải pháp và sau đó chuyển giao công nghệ, xây dựng nhân sự và tư vấn về các giải pháp này.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT tặng đại diện của ICARS quà lưu niệm là sản phẩm OCOP. Ảnh: Lan Trần.
Với 15 quốc gia đối tác và hơn 30 dự án đang được triển khai, đại diện ICARS hy vọng sẽ có thể thảo luận, đưa ra được những ý tưởng, kế hoạch tích cực trong thời gian tới với Bộ NN-PTNT Việt Nam.
“Mục tiêu của ICARS là tập trung vào các phương án phát triển bền vững”, bà Helle Engslund Krarup nhấn mạnh và cho biết đây là ưu tiên khi tổ chức này làm việc với các quốc gia.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng hoàn toàn đồng ý với ưu tiên này và cho biết Việt Nam có rất nhiều ưu thế với hệ thống thú y, chăn nuôi, thủy sản, an toàn thực phẩm được đào tạo bài bản, trải đều từ Trung ương đến địa phương.
Do đó, ông mong muốn ICARS sớm đặt văn phòng tại Việt Nam để 2 bên có thể hợp tác hiệu quả hơn, cũng như nâng tầm ảnh hưởng của ICARS trong quy mô khu vực và trên thế giới.
Hàng năm các mặt hàng nông, lâm sản và thủy sản xuất khẩu sang Đan Mạch chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng kim ngạch hàng Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch. Việt Nam đang xuất siêu hàng thủy sản sang Đan Mạch.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt hơn 554 triệu USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch hơn 384 triệu USD (tăng 51,8%) và nhập khẩu từ Đan Mạch gần 170 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Diễm Lan
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Đan Mạch li>
- Việt Nam – Đan Mạch li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất