Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 năm qua, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (TACN) đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần giảm giá thành chăn nuôi, tăng chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm. Dù vậy, lĩnh vực này cũng đang hiện hữu nhiều tồn tại cần sớm được khắc phục.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Tập đoàn Masan. Ảnh: Trọng Tùng.
Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay, số lượng các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, gia công và buôn bán TACN của Việt Nam đã quá nhiều. Nếu với tốc độ đầu tư như thời gian vừa qua thì đến năm 2020, công suất thiết kế của các nhà máy TACN công nghiệp trong nước sẽ vượt qua 40 triệu tấn/năm. Như vậy, sẽ vượt so với nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 5 triệu tấn/năm.
Tình trạng mất cân đối về thị phần TACN của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nội địa đang diễn ra ngày một rõ nét hơn. Cụ thể, mặc dù chiếm tới 67,9% về số lượng nhà máy nhưng sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 40%. Trong khi nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 32,1% nhưng sản lượng lại chiếm khoảng 60% và có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian tới.
Bài toán về ích lợi kinh tế, công ăn việc làm và sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất TACN với doanh nghiệp nước ngoài cần phải xem xét và cân đối hài hòa. Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu thế về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.
Số lượng nguyên liệu TACN nhập khẩu lớn trong khi chưa tận dụng được thế mạnh về nguyên liệu trong nước. Hiện nay, công nghiệp chế biến thức ăn bổ sung, phụ gia của Việt Nam chưa phát triển; hầu hết các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn bổ sung đều phải nhập khẩu, các loại nguyên liệu thô như ngô, cám mì,… cũng phải nhập khẩu đến trên 75% so với nhu cầu, nhất là các loại thức ăn giàu đạm như khô dầu, bột thịt xương.
Ngành sản xuất TACN chưa tận dụng hết các nguồn thức ăn trong nước (phụ phẩm thủy sản, phụ phẩm quá trình sản xuất rượu bia, thóc gạo và phụ phẩm của ngành sản xuất gạo, phụ phẩm của ngành sản xuất rau quả, mía đường…).
Bên cạnh đó, giá TACN đến tay người chăn nuôi chưa thật sự phù hợp. Do tỷ trọng nhập khẩu lớn, chi phí sản xuất TACN cao, hệ thống phân phối qua nhiều đại lý trung gian, việc quản trị và sản xuất theo chuỗi giá trị chưa phát triển dẫn đến giá TACN đến người chăn nuôi còn chưa thật sự phù hợp.
Lâm Nguyễn
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- thức ăn chăn nuôi li>
- cân đối cung cầu li> ul>
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất