[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau 6 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Công nghệ Dinh dưỡng Việt Nhật (Việt Nhật) đã có bước phát triển mạnh mẽ. Thức ăn chăn nuôi của Việt Nhật đã mang đến cách nhìn hoàn toàn mới cho người chăn nuôi về chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt. Trong thời kì tăng trưởng mới, Việt Nhật có những bước đi táo bạo, hứa hẹn sẽ tạo ra “sức bật” mạnh mẽ trong “làng” thức ăn chăn nuôi của Việt Nam.
Ông Trần Trung Kiên – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Việt Nhật (bên phải) và ông Robin Lee – Phó TGĐ Kinh doanh Quốc tế Nutriera (bên trái) kí kết hợp tác chiến lược thủy sản (ảnh: Hà Ngân)
Doanh thu ngàn tỷ…
Việt Nhật được thành lập năm 2015, tiền thân là Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật. Hiện nay, trụ sở và nhà máy của công ty đều đặt tại tỉnh Hưng Yên. Việt Nhật hoạt động dựa trên 4 lĩnh vực đó là: Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản; kinh doanh nông sản; gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi; đầu tư bất động sản và nghỉ dưỡng.
Trong đó, sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) là lĩnh vực chính và mang lại những thành công lớn cho cả Việt Nhật cũng như các đối tác. Nhà máy sản xuất TĂCN đầu tiên của công ty có công suất 120.000 tấn/năm.
Ông Trần Trung Kiên – Chủ tịch HĐQTkiêm CEO của Việt Nhật cho biết, năm 2015 sản lượng TĂCN sản xuất của công ty mới đạt 20.000 tấn, nhưng đã tăng 7,5 lần, lên 150.000 tấn vào năm 2020; tổng doanh thu của các lĩnh vực đạt 1.500 tỷ.
Ngay từ khi mới thành lập, Ban lãnh đạo của Việt Nhật đã xác định công nghệ là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng sản phẩm, nên đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật Bản. Việt Nhật luôn coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguyên liệu đầu vào theo tiêu chuẩn của Công ty và phù hợp với quy định của Bộ NN&PTNT. Nguyên liệu đưa vào sản xuất phải đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng, có xuất xứ rõ ràng, đặc biệt không sử dụng các chất cấm.
Ông Trần Trung Kiên chia sẻ, trong năm 2020, do tác động của dịch Covid-19, các nguyên liệu TĂCN trên thế giới tăng giá liên tục, nhưng nhờ có chiến lược, kế hoạch dài hạn, hợp lý và chọn lựa được đối tác tốt, đã giúp Việt Nhật có được nguồn cung nguyên liệu tốt, ổn định. Tất cả những điều đó giúp sản phẩm của Việt Nhật luôn đảm bảo chất lượng tốt, tính ổn định cao, giá thành cạnh tranh so với các thương hiệu khác…
Ngoài những điều trên, yếu tố quan trọng khác làm nên thành công của Việt Nhật chính là đội ngũ Ban lãnh đạo trẻ có khát vọng, chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, có tầm nhìn, nhanh nhạy với thời cuộc, sát sao với thực tiễn. Bên cạnh đó là tập thể cán bộ, công nhân viên trẻ, nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Bộ máy hoạt động tinh gọn. Bộ sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa dạng, đáp ứng nhu cầu toàn diện của nhà chăn nuôi.
Với phương châm “Cùng nhau chia sẻ – Kết nối thành công” Việt Nhật đã sát cánh với các nhà phân phối trên nhiều lĩnh vực: tài chính, kỹ thuật, giải pháp thị trường… Vì vậy, Việt Nhật không chỉ là một đối tác mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy.
Về dự lễ ký kết hợp tác toàn diện lĩnh vực thủy sản của Việt Nhật với Công ty TNHH Nutriera (Trung Quốc), ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản bày tỏ sự ấn tượng về Việt Nhật, khi sản lượng TĂCN của Việt Nhật vẫn duy trì và tăng trưởng tốt ngay cả trong điều kiện ngành chăn nuôi những năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn từ bão giá, dịch tả lợn châu Phi, covid-19… “Điều đó cho thấy, Việt Nhật đã có những chiến lược, kế hoạch hết sức đúng đắn cùng sự nỗ lực, cố gắng rất lớn để có những thành công đó“, ông Luân nhấn mạnh.
Tổng công suất được mở rộng lên 400.000 tấn/năm
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, nhiều thời điểm Việt Nhật phải đi thuê gia công TĂCN, thủy sản ở nhiều đơn vị, nhưng gặp phải tình trạng không ổn định về chất lượng sản xuất. Đặc biệt là thức ăn thủy sản, khi đặt vấn đề gia công ở những đơn vị FDI, ông Trần Trung Kiên cứ đau đáu tại sao họ làm được, dám đầu tư mà các doanh nghiệp nội địa của ta thì chưa?
Với tầm nhìn và những đánh giá thông qua sản lượng thủy sản những năm gần đây, ông Trần Trung Kiên nhận định, thị trường thức ăn thủy sản của miền Bắc còn nhiều dư địa, mới ở thời kì đầu của tăng trưởng. Trong khi đó, còn ít các đơn vị đầu tư công nghệ, thiết bị, hiện đại để sản xuất thức ăn thủy sản chất lượng, ổn định. Mặt khác, Việt Nhật đang có thế mạnh trong việc sản xuất, phân phối thức ăn gia súc, gia cầm.
Hình ảnh đồ họa nhà máy sản xuất thức ăn thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản thứ 2 đang được xây dựng của Việt Nhật (Ảnh: Việt Nhật)
Nghĩ là làm, với tinh thần của tuổi trẻ, ban lãnh đạo Việt Nhật đã quyết định đầu tư thêm nhà máy TĂCN gia súc, gia cầm, thủy sản thứ 2 với công suất 250.000 tấn/năm, bao gồm 180.000 tấn thức ăn gia súc, gia cầm và 70.000 tấn thức ăn thủy sản. Tổng mức đầu tư cho nhà máy 2 là 250 tỉ đồng, trong đó có 80 tỷ đồng đầu tư cho dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản, sử dụng dây chuyền đồng bộ của Buhler (Thụy Sĩ), giúp tăng thời gian sản xuất, tối ưu hóa chi phí, công nghệ sấy hiện đại chuyên sản xuất thức ăn thủy sản, hứa hẹn chất lượng sản phẩm tốt và ổn định. Nhà máy đã được khởi công xây dựng vào tháng 9/2020 và dự kiến tháng 6/2021 sẽ đi vào hoạt động.
“Bắt tay” với Nutriera: Hứa hẹn đột phá lớn trong lĩnh vực thủy sản
Và mới đây nhất, ngày 3/1/2020, tại Hà Nội, Việt Nhật đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Công nghệ sinh học Nutriera Quảng Châu (Nutriera) trong lĩnh vực thủy sản, dưới sự chứng kiến của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, lãnh đạo một số khoa của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các đối tác, khách hàng, cơ quan truyền thông…
Nutriera là một đơn vị có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản với hơn 16 năm hoạt động. Hiện tại, Nutriera có hơn 80 thạc sĩ và tiến sĩ, đang cung cấp kiến thức kỹ thuật cũng như các giải pháp cho các doanh nghiệp và trang trại ao nuôi thủy sản trên toàn cầu.
Đến nay, Nutriera đã hợp tác cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, tư vấn cho hơn 800 đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản, với hơn 10 triệu tấn thức ăn thuỷ sản dành cho 70 loài thuỷ sản đa dạng, tại 20 quốc gia hàng năm. Nutriera rất vinh dự là đối tác kỹ thuật của Việt Nhật và tự tin để hỗ trợ sự phát triển thức ăn thủy sản của Việt Nhật.
Theo đó, hai bên nhất trí thỏa thuận cùng nhau thực hiện chiến lược phát triển chuyên sâu trong việc sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi thủy sản. Qua đó, nhằm tạo ra những dòng sản phẩm cao cấp nhất hiện nay cho các trang trại nuôi trồng thủy hải sản.
Trong 5 năm, Nutriera sẽ trợ giúp cho Việt Nhật các nội dung: 1. Định vị sản phẩm; 2. Xây dựng công thức; 3. Quản lý kĩ thuật sản xuất, phía Nutriera cử người trực tiếp; 4. Đào tạo kỹ thuật; 5. Quản lý trang trại; 6. Cung cấp chế phẩm công nghệ sinh học.
Việt Nhật và Nutriera sẽ tạo lập một hệ sinh thái thủy sản với các sản phẩm thức ăn chất lượng tốt và ổn định, cùng với đó là các dịch vụ thủy sản như: Hỗ trợ khách hàng phân tích chất lượng nước; làm thí nghiệm khẳng định sản phẩm; cung cấp nguồn giống; kiểm tra bệnh; cung cấp chế phẩm (xử lí môi trường nước, xử lí bệnh). Hệ sinh thái này sẽ giúp các nhà nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, hiệu quả.
“Dựa trên các thế mạnh về công nghệ của Nutriera, Việt Nhật sẽ xây dựng thương hiệu thức ăn thủy sản APEX Fish cho 4 đối tượng. Cụ thể đó là sản phẩm cho cá có vảy (trắm, chép, điêu hồng); sản phẩm cho cá lóc; sản phẩm cá biển (song, vược) và sản phẩm cá nước lạnh (tầm, hồi)”, Chủ tịch HĐQT và CEO Việt Nhật Trần Trung Kiên khẳng định.
Trao đổi với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông Robin Lee – Phó Tổng giám đốc kinh doanh quốc tế Nutriera khẳng định, lý do Nutriera ký kết hợp tác chiến lược với Việt Nhật bởi Nutriera nhận thấy lãnh đạo của Việt Nhật có tầm nhìn chiến lược, muốn vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành thức ăn thủy sản tại miền Bắc Việt Nam; đội ngũ cán bộ, công nhân viên được đào tạo, hoạt động bài bản; nhiều kinh nghiệm trong phân phối thức ăn gia súc, gia cầm và Việt Nhật chịu đầu tư lớn về công nghệ, chất xám vào sản phẩm. Nutriera mong muốn sự hợp tác này lâu dài, bền vững, mang lại mang lại giá trị và hiệu quả cho ngành thủy sản Việt Nam.
Ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản phát biểu tại Lễ ký kết hợp tác toàn diện thủy sản giữa Việt Nhật và Nutriera (Ảnh: Hà Ngân).
Ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản cho biết, trong Chiến lược phát triển ngành thủy sản đang chuẩn bị được trình Chính phủ phê duyệt, phát triển thủy sản nuôi trồng được ưu tiên, vì nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang dần cạn kiệt. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều đang rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thủy sản. Dự kiến tới năm 2030, sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam sẽ tăng lên 7 triệu tấn, tăng 2 triệu tấn so với hiện nay. Cùng với đó, sản lượng cá nước lạnh không chỉ dừng lại ở việc lấy thịt mà còn lấy trứng, thời gian nuôi kéo dài. Ngoài ra, nuôi biển cũng được định hướng đầu tư mạnh. Vì vậy, chiến lược đầu tư vào nhà máy thức ăn thủy sản của Việt Nhật là phù hợp với định hướng của ngành, rất có tiềm năng.
“Hi vọng Việt Nhật sẽ là công ty đầu tiên của người Việt nổi danh trong lĩnh vực thức ăn cho cá nước lạnh, cá biển, tiến tới là thức ăn cho tôm”, ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.
Ông Trần Đình Luân cũng lưu ý, để phát triển bển vững thì Việt Nhật cần có chiến lược phát triển đúng đắn, như đa dạng hóa các loại thức ăn thủy sản, có chất lượng, giá cả cạnh tranh và mạng lưới phân phối rộng khắp, tạo nên một hệ sinh thái (người sản xuất thức ăn, đại lý phân phối, người nuôi trồng thủy sản…) đều thành công, cùng nhau đi trên con đường dài, thì mới lâu bền và giúp cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển.
Hà Ngân
Lễ ký kết hợp tác toàn diện Thủy sản giữa Việt Nhật và Nutriera đã mở ra cơ hội hợp tác phát triển mới của Việt Nhật tại thị trường trong nước và quốc tế; đồng thời, khẳng định vị thế Việt Nhật khi lần lượt trở thành đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới.
- thức ăn chăn nuôi li>
- thủy sản li>
- Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Nhật li>
- Nutriera li>
- Việt Nhật li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất