Không đợi đến lúc con heo yếu thế để con gà mượn thế “giậu đổ bìm leo”, mà từ lâu nay, mô hình gà thả vườn được nhiều hộ đầu tư và không ngừng mở rộng quy mô, tổng đàn, đem lại thu nhập đáng kể, cải thiện kinh tế nông hộ.
Mô hình gà thả vườn ở ấp Rạch Ngay đem lại hiệu quả kinh tế khả quan.
Đã nhiều năm nay, ấp Rạch Ngay (xã Trung Hiệp- Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) được biết đến là nơi có nhiều hộ chăn nuôi gà thả vườn, với tổng đàn ngày một tăng.
Nơi đây đã hình thành nên tổ hợp tác sản xuất và được đầu tư bài bản, liên kết chuỗi cung cấp thức ăn, mối lái tiêu thụ ổn định và đem lại nguồn thu nhập đáng phấn khởi cho người dân. Nói như chú Cao Văn Lang- Trưởng ấp Rạch Ngay- cũng nhờ nuôi con gà thả vườn mà nhiều hộ trong ấp này phất lên thấy rõ.
Chị Trần Thị Tiệp- công chức nông nghiệp xã Trung Hiệp- cho biết, từ năm 2013, ấp Rạch Ngay đã hình thành tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn với 14 tổ viên.
Đến nay, tổng đàn gà trong tổ đã là 53.500 con. Ngoài ra, mô hình cũng được nhân rộng tại một số ấp như Trung Hưng, Trung Trị, Bình Phụng với 61 hộ tham gia.
Tổng đàn mỗi đợt nuôi lên đến cả 100.000 con. Xã Trung Hiệp hiện có tổng đàn 139.000 con gia cầm, trong đó gà chiếm trên 87%, với 122.000 con.
Nằm kề bên trụ sở UBND xã Trung Hiệp, chạy dọc tuyến đường ấp Rạch Ngay, những trại chăn nuôi gà thả vườn được rào lưới xung quanh cứ nối tiếp nhau, đàn gà lao xao dưới những tán dừa rợp mát.
Theo chân anh Nguyễn Hồng Hải- Chánh Văn phòng UBND xã Trung Hiệp, chúng tôi đến thăm trại gà của anh Dương Hoàng Giang. Anh là một trong những hộ có thâm niên nuôi gà thả vườn ở ấp Rạch Ngay này, tính đến nay đã gần 20 năm.
Và nay, có thể nói anh cũng là chuyên gia kỹ thuật cho nhiều hộ chăn nuôi lân cận. Anh Giang bắt đầu nuôi gà thả vườn từ năm 2000, số lượng tăng dần lên qua các năm. Hiện đàn gà của anh có 6.000 con, mỗi năm nuôi 3 lứa, đem lại nguồn thu khá ổn định.
Anh Giang chia sẻ, gà thả vườn tốt nhất nuôi trên nền đất cát. Nền đất tháng nắng nuôi tốt nhưng tháng mưa thì không đảm bảo. Theo đó, khu vực chăn nuôi cần bơm cát cho cao ráo, tạo sân chơi cho gà.
Gà lớn thường ra tắm nắng, bươi lỗ lớn, gặp lúc mưa xuống sẽ dễ đọng vũng, cộng thêm phân gà thì không đảm bảo vệ sinh. Gà uống nước này thì dễ bệnh đường ruột.
Sau vài lứa nuôi thì phải bơm thêm cát vào để san lấp lại. Khi xuất bán, quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng sau đó bơm nước, rải vôi sát trùng là có thể nuôi lứa mới. Khu vực chuồng được thiết kế mái che, đèn úm, nền trải đệm lót sinh học để giảm mùi hôi và phân hủy phân gà được tốt hơn.
Theo tính toán, nếu là địa điểm nuôi mới, nuôi lứa đầu tiên thì chi phí tiêm phòng vắc xin các loại cho đàn gà 1.000 con khoảng 6 triệu đồng. Đến lứa thứ hai, chi phí này tăng lên khoảng 8 triệu đồng.
Thông thường, gà nuôi 3,5 tháng đạt trọng lượng 1,7 kg/con và có thể xuất chuồng. Chi phí thức ăn tiêu tốn cho đàn gà 1.000 con khoảng 55 triệu đồng. Nếu gà nuôi không đạt, phải kéo dài thời gian hơn (khoảng 4 tháng) thì chi phí này trên 60 triệu đồng. Thức ăn cho gà thì được đại lý “bao chuồng”, khi bán gà mới thanh toán.
Giai đoạn đầu nuôi gà thả vườn rất đạt, gà ít bệnh vì số hộ nuôi ít. Giờ thì số hộ nuôi nhiều nên mầm bệnh nhiều, nguy cơ dịch bệnh cao hơn nên đòi hỏi người nuôi phải am hiểu kỹ thuật.
Ở vườn thì hầu như ai cũng có thể nuôi gà nhưng để nuôi quy mô lớn và đảm bảo an toàn dịch bệnh lại là một câu chuyện rất khác. Việc này đòi hỏi người chăn nuôi phải có nhiều kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật, tiêm phòng, vệ sinh phòng bệnh đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt năng suất, hiệu quả cao.
Thị trường gà thả vườn có khả quan hơn trong bối cảnh thịt heo hút hàng, cao giá? Theo anh Giang, lúc nào không có gà bán thì gà mới hút hàng, chứ nuôi gà thì không đợi tết. Bởi tết năm rồi giá bán gà thịt cũng chỉ có 62.000 đ/kg, trong khi giá tốt nhất anh bán có lúc chạm ngưỡng 86.000 đ/kg.
Để nuôi gà thả vườn hiệu quả, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, tiêm phòng đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Vào tháng 5 năm nay, giá gà nhóng lên. Nhiều người thấy vậy ồ ạt thả gà con. Đến tháng 9, 10 thì gà đến lứa bán. Thời điểm này, nguồn cung gà thịt phong phú nên giá gà giảm xuống còn 62.000 đ/kg và nhiều khả năng kềm giá này suốt tết. Nhưng tết thì gà bán nhanh hơn, ngày nào thương lái cũng tới tìm mua.
Làm ăn lâu dài thì phải có “mối ruột” để gà tới lứa dễ bán hơn. Mối ruột nhiều năm tiêu thụ gà của anh ở An Giang. Gà tới lứa, lái mua theo giá thị trường chứ không kỳ kèo thêm bớt. Hiện thị trường gà thịt được tiêu thụ khá mạnh tại các tỉnh- thành vùng ĐBSCL.
Thời gian gần đây, khi mà bệnh dịch tả heo Châu Phi hoành hành, thì bên cạnh đàn gà thả vườn, nhiều hộ nuôi heo tận dụng chuồng trại để nuôi vịt xiêm. Theo anh Giang, nếu nuôi vịt xiêm thành công với quy mô như nuôi gà thả vườn thì hiệu quả kinh tế đem lại rất cao, nông dân mau làm giàu, một lời một.
Trong nỗ lực bù đắp sụt giảm của ngành chăn nuôi heo, “thủ phủ” gà thả vườn ấp Rạch Ngay đã góp phần đem đến một sự ổn định cần thiết trước áp lực nguồn cung, giá cả thịt heo dịp tết.
Nếu chỉ vì thay thế con heo mà việc chuyển đổi vật nuôi diễn ra ồ ạt, thiếu kiểm soát rõ ràng là phải xem lại. Nhưng với nhiều năm kinh nghiệm, tin rằng mô hình gà thả vườn ở ấp Rạch Ngay sẽ tiếp tục đóng góp quan trọng vào kinh tế nông hộ tại địa phương.
Nếu như với một lý do nào đó mà món thịt heo có ít đi trên bàn tiệc xuân này, thì thịt gà có lẽ là một trong những thay thế rất hợp lý. Bài toán “chuyển đổi cơ cấu” hiển hiện trên mâm cơm ngày tết. Bớt chút thịt heo thì xuân vẫn ngập tràn. Món gà xé phay cũng đủ để tết sum vầy, xuân thêm nồng nàn, chất ngất!l
THÀNH LONG
Nguồn: Báo Vĩnh Long
- gà thả vườn li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Chào các anh chị! Em đang tìm kiếm một số mô hình chăn nuôi gà thả vườn ở Vĩnh Long. Em đọc bài viết ở Vĩnh Long có nhiều hộ hình nuôi gà thả vườn được đầu tư bài bản, nên em rất muốn ghé thăm để học tập, nghiên cứu mô hình nuôi gà này. Kính mong quý anh chị chia sẻ thông tin về một số mô hình ở địa phương để em có cơ sở liên hệ học tập. Cảm ơn anh chị rất nhiều!