[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 14/10/2020, tại Hà Nội, công ty Viphavet và công ty Boehring Ingelheim chính thức cho ra mắt dòng sản phẩm vắc-xin công nghệ mới: Prevexxion Rn, giúp bảo vệ gà khỏi bệnh Marek, tăng hiệu suất chăn nuôi, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho người chăn nuôi.
Ban tổ chức và các đại biểu đến từ các trang trại, doanh nghiệp, hiệp hội về gia cầm…tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm (Ảnh: Phạm Huệ)
Bệnh Marek trên gia cầm gây thiệt hại 1-2 tỷ USD trên toàn cầu
Tại buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn (Phó Hiệu trưởng trưởng Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh) đã mang đến những cập nhật mới nhất và vai trò của hệ miễn dịch gia cầm đối với bệnh Marek.
Theo PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Herpes virus được xếp vào nhóm virus có khả năng gây suy giảm miễn dịch, cho nên trong trường hợp nếu chúng ta sử dụng vắc-xin sống nhược độc thì virus này vẫn tiếp tục nhân lên trong cơ thể, nhưng không có khả năng gây bệnh. Sự ức chế miễn dịch này không phải do bản thân con virus mà còn do các tác nhân khác nữa. Như vậy cùng với việc kiểm soát ức chế miễn dịch, chúng ta sẽ kiểm soát các tác nhân khác, bên cạnh tác nhân của virus gây bệnh Marek.
“Làm sao đó phải hạn chế được sự xâm nhiễm của virus ngay từ giai đoạn sớm khi mới vừa nở ra bằng việc chủng ngừa vắc-xin. Nếu như kéo dài thời gian thì chúng ta sẽ thất bại ở mức độ nào đó trong các chương trình chủng ngừa vắc-xin. Gây ức chế cho tế bào limpho B dẫn đến hiệu quả của các chương trình chủng ngừa vắc-xin khác sẽ không đạt yêu cầu như chúng ta mong muốn”, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn khẳng định.
Còn ông Hoàng Thái Quốc Định, Giám đốc phát triển bộ phận gia cầm (Công ty BI) nhận định, thiệt hại toàn cầu do bệnh Marek gây ra mỗi năm là từ 1-2 tỷ USD – một con số khá lớn, gây ảnh hưởng tới việc quản lý, chăm sóc và chủng ngừa cho đàn gia cầm.
Thực trạng hiện nay, vắc-xin Marek phòng được khối u cho gia cầm, tiêm được trong trứng và bảo hộ sớm ở dạng liên kết tế bào, tuy nhiên, lại không bảo hộ được với virus thực địa, mà chỉ bảo hộ được triệu chứng lâm sàng và có sự bài thải virus ra ngoài môi trường, gây ra sự lây lan virus trong đàn gia cầm nuôi, độc lực virus theo thời gian sẽ gia tăng dần lên. Cho tới ngày hôm nay, việc sử dụng vắc-xin Marek mang lại 2 yếu tố an toàn và hiệu quả rất hiếm, hầu như chưa có.
Ông Hoàng Thái Quốc Định – Giám đốc phát triển bộ phận gia cầm Công ty BI chia sẻ về sản phẩm mới (Ảnh: Phạm Huệ)
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn về một loại vắc-xin vừa đem lại an toàn, vừa đem lại sự hiệu quả, Boehringer Ingelheim đã kết hợp với Viphavet nghiên cứu và cho ra mắt vắc-xin mới có tên Prevexxion Rn, cam kết mang lại giá trị hiệu quả cho người chăn nuôi.
Prevexxion RN: Vắc-xin của công ty Boehringer Ingelheim, phòng bệnh Marek thế kỷ 21 dành cho gà dài ngày, dòng RN1250
Sản phẩm vắc-xin Prevexxion RN giúp phòng ngừa bệnh Marek trên gà (Ảnh:Viphavet)
Prevexxion Rn là kết quả của công nghệ gen tạo ra chủng virus nhược độc, một dòng vắc-xin vừa hiệu quả, vừa an toàn chống lại virus gây bệnh Marek có độc lực rất cao. Prevexxion Rn được tạo ra qua 2 bước:
1. Chèn chuỗi là Long Terminal Repeat (LTR) vào bộ gen của Virus Marek độc lực rất cao kết quả tạ ra một chủng virus không gây khối u và có hiệu quả bảo hộ chống lại MDV độc lực rất cao.
2. Kết hợp từ bộ gen mới nhất này với chuỗi gen từ chủng vắc-xin CV1988 đạt được tính an toàn.
Theo đó, Vắc-xin cổ điển được phát triển thông qua nuôi cấy tế bào để làm nhược độc, sau mỗi lần cấy truyền để tăng tính an toàn cho vắc-xin thì lại làm giảm khả năng bảo hộ của vắc-xin . Cũng nhờ vào công nghệ biến đổi gen làm giảm độc lực của virus, vắc-xin Prevexxion Rn mang lại được cả hai về tính an toàn và hiêu quả. Gia cầm đã được chủng ngừa với Prevexxion Rn cho thấy không gây bệnh tích, không có dấu hiệu lâm sàng và cho thấy an toàn, không gây suy giảm miễn dịch.
Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Boehringer Ingelheim chứng minh hiệu quả của Prevexxion Rn:
- Bảo hộ khi công cường độc.
- Miễn dịch bắt đầu có từ 4 ngày tuổi
- Miễn dịch kéo dài tương tự như vacxin serotype 1 cổ điển ngay cả đối với gia cầm nuôi dài ngày.
- Hiệu quả cho gà khi tiêm trong trứng.
Mang trong mình sứ mệnh cung cấp các giải pháp toàn diện cho tất cả khách hàng, mong muốn mang lại những sản phẩm tốt nhằm hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm, Viphavet kết hợp với Boehringer Ingelheim đã không ngừng nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm vắc-xin tốt nhất.
Prevexxion Rn ra đời là kết quả của sự kết hợp, nghiên cứu không ngừng nghỉ, áp dụng những tiến bộ khoa học tiên tiến nhất nhằm mang lại sản phẩm đột phá cho bà con nông dân.
Đặc tính nổi bật của Prevexxion Rn
- Vắc-xin Marek thế hệ mới giúp bảo hộ chống lại chủng virus MDV độc lực rất cao.
- Quy trình công nghệ biến đổi gen làm nhược độc chủng virus độc lực rất cao là kết quả đạt được khi chèn các đoạn gen LTR lặp lại vào các chủng Marek khác nhau.
- Tiêm trong trứng hoặc gà con 1 ngày tuổi.
- Cân bằng giữa tính an toàn và hiệu quả.
- Tương thích với các vắc-xin Marek khác và linh hoạt với các chương trình tiêm chủng.
- Sử dụng thuận tiện như các vắc-xin MDV cổ điển.
PHẠM HUỆ
Về Viphavet
Được thành lập từ năm 2001, công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (gọi tắt là Viphavet) là công ty hàng đầu Việt Nam chuyên phân phối thuốc, vacxin thú y và thủy sản với nhiều thương hiệu nổi tiếng, quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Quy mô hoạt động bài bản, đầu tư trang thiết bị tiên tiến, Viphavet hiện đã trang bị riêng một phòng chẩn đoán, xét nghiệm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Cùng với phương châm chiến lược hoạt động tập trung vào các yếu tố con người, chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô thị trường, Viphavet luôn hướng đến một mục tiêu cung cấp cho khách những giải pháp toàn diện.
Mọi thông tin chi tiết: Vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet)
Địa chỉ: Số 24, đường 26, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương
Điện thoại: (0274) 3728 636 – Fax: (0274) 3728 638
Email: [email protected] – Website: http://viphavet.com
- Prevexxion Rn li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất