Chiều 16/12, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thú y là lĩnh vực đặc thù, bất kể năm nào cũng có vấn đề, sự cố ví dụ như dịch tả lợn châu Phi, dịch tai xanh, dịch cúm gia cầm, dịch viêm da nổi cục… Trong năm 2024 nổi bật là một số vấn đề như chủng lai của dịch tả lợn châu Phi, sự cố vacxin viêm da nổi cục tại Lâm Đồng…
Trong bối cảnh nhiều thách thức, đầy ắp nguy cơ như vậy, Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực của Cục Thú y để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2024.
“Vấn đề phòng chống dịch bệnh đã được thực hiện tương đối toàn diện, mặc dù vẫn xảy ra nhưng về tổng thể vẫn ổn định để duy trì đà tăng trưởng cho chăn nuôi và thủy sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Thú y. Ảnh: Tùng Đinh.
Về vấn đề xây dựng văn bản, quy phạm pháp luật, lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho rằng đây là lĩnh vực có truyền thống của Cục Thú y và yêu cầu ngành thú y hoàn thiện sớm một số văn bản còn đang trong quá trình xây dựng.
Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Thú y tiếp tục duy trì, làm tốt công tác cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Một vấn đề quan trọng nữa đối với ngành thú y là xây dựng vùng sản xuất an toàn dịch bệnh. Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo cần tập trung vào khu vực Đông Nam bộ, do đây là nơi tập trung nhiều trang trại quy mô lớn, cả về gia súc và gia cầm để phục vụ xuất khẩu: “Cần làm sâu, làm kỹ, làm có hiệu quả ở khu vực này”. Song song đó, ông cũng chỉ đạo cần tăng cường quản lý trong lĩnh vực giết mổ để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.
Với thuốc và vacxin, Thứ trưởng lưu ý cần tăng số lượng các đơn vị có chức năng, tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ liên quan, từ đó đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm để không để xảy ra tình trạng chậm trễ.
Đối với vấn đề xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, chấn chỉnh công tác này, đặc biệt là phòng chống nhập lậu sản phẩm chăn nuôi. “Chúng ta cần phải làm quyết liệt vấn đề này”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhấn mạnh với Cục Thú y, cùng với đó là đẩy mạnh mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại để tăng cường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Cũng tại hội nghị tổng kết năm 2024, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao các hoạt động hợp tác quốc tế của Cục Thú y trong thời gian qua, nổi bật là vấn đề một sức khỏe, kháng kháng sinh với việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng và thu hút được nhiều đối tác tham gia.
Về phương hướng hoạt động của năm 2025, Cục Thú y xác định sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật báo cáo tình hình dịch bệnh trên cả nước, nhất là các bệnh nguy hiểm. Cùng với đó, đôn đốc, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện 5 Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo quy định.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác chăn nuôi an toàn sinh học tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh.
Đối với thủy sản, Cục sẽ đôn đốc, hướng dẫn tổ chức triển khai “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 – 2030”.
Ngoài ra, Cục Thú y cho biết sẽ theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản ở các địa phương, đặc biệt đối với bệnh trên tôm và cá tra, hiện tượng thủy sản chết bất thường tại một số vùng nuôi.
Một nhiệm vụ trọng tâm nữa của năm 2025 là tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.
Bên cạnh đó, Cục Thú y sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương về công tác quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm; giảm thiểu tối đa các sự cố gây mất an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Tùng Đinh
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- gia cầm giống nhập lậu li>
- gà giống nhập lậu li>
- động vật nhập lậu li> ul>
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
Tin mới nhất
T3,17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất