[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo do Công ty TNHH MTV Provimi tổ chức ngày 09/07/2019 tại khách sạn Le Meridien, TP. Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Provimi với nhiều năm kinh nghiệm đối phó bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) trên thế giới và đại diện các công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu từ các tỉnh thành Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo “Vượt qua khủng hoảng ASF cùng Provimi” ngày 09/07/2019
Theo đó, kể từ khi dịch tả heo Châu Phi (ASF) xảy ra đầu tiên từ ngày 1/2/2019 tại Hưng Yên. Tính đến ngày 2/7/2019, ASF khiến 2,8 triệu con heo phải tiêu hủy (chiếm 10% tổng đàn heo cả nước), tương đương 166.000 tấn. Đến nay, dịch ASF vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Như vậy, ASF xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy nửa năm, nhưng Provimi không còn lạ lẫm gì với dịch bệnh này, công ty sẽ tiếp tục vận dụng những kinh nghiệm nhiều năm đối với ASF ở các nước trên thế giới, đưa ra các giải pháp dịch vụ hỗ trợ trên mọi phương diện để cùng với ngành nuôi Việt Nam chống lại ASF. Provimi mong rằng thông qua hội thảo này, sẽ giúp các nhà máy thức ăn chăn nuôi biến khủng hoảng thành cơ hội, đánh thắng trận chiến khó khăn này.
Ông Akkarit Botanwee – Tổng giám đốc Provimi Việt Nam & Thái Lan phát biểu tại hội thảo
Mở đầu chương trình là bài chia sẻ từ Tiến Sĩ Pengfei Guo đến từ Provimi Trung Quốc. Với gần 20 năm làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi tại thị trường Trung Quốc, Tiến sĩ Guo chia sẻ về bài học thích nghi và tồn tại của quốc gia này trước ASF. Bắt đầu bùng phát dịch vào khoảng giữa năm 2018, ASF càn quét thị trường chăn nuôi lợn Trung Quốc giết chết hơn 30% đàn heo của quốc gia này. Mặc dù Chính phủ vẫn đang tiếp tục cố gắng đưa dịch vào tầm kiểm soát đồng thời nghiên cứu vắc xin phòng bệnh, tuy nhiên cho đến nay, dịch vẫn chưa được ngăn chặn hoàn toàn.
Tiến sĩ Pengfei Guo – Provimi Trung Quốc
Tiến sĩ Guo chia sẻ những kinh nghiệm đối phó với ASF từ 4 tập đoàn thức ăn chăn nuôi Trung Quốc đã và đang áp dụng. Ông cũng cho rằng, việc làm hiệu quả nhất vẫn chính là ngăn chặn con đường lây lan của virut. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi Trung Quốc cũng đang thực hiện cho các công tác cấu trúc lại trang trại và tái đàn để sẵn sàng chuẩn bị cho sự phục hồi sau dịch. Đây thực sự là những thông tin hữu ích cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi Việt Nam tham khảo và thực hiện.
Tiếp theo là chia sẻ của cô Alcina Ascensao là chuyên gia dinh dưỡng và kỹ thuật của Provimi tại châu Âu. Cô chia sẻ về 3 giải pháp mà Provimi đồng hành cùng khách hàng trên mọi phương diện phòng chống ASF như sau:
1. An toàn sinh học tại trại
ASF đã xuất hiện ở Châu Âu hơn 60 năm, căn cứ vào báo cáo mới nhất của Cục an toàn thực phẩm châu Âu, hầu hết sự truyền nhiễm ASF ở heo nuôi là do sai lầm của con người đã gián tiếp gây ra. Trọng tâm là kiểm soát và sử dụng các biện pháp phòng chống an toàn sinh học thích hợp tại các trang trại. Nguyên tắc chính của an toàn sinh học trang trại gồm các mục sau: Chống ô nhiễm từ bên ngoài; Phương án vệ sinh và khử độc;Tránh lây nhiễm chéo trong nội bộ
Về khía cạnh này, Provimi cung cấp gói dịch vụ an toàn sinh học bao gồm: 1) Tập huấn cho đội ngũ bán hàng của khách hàng. 2) Khảo sát đánh giá an toàn sinh học tại trang trại. 3) Tư vấn và đào tạo an toàn sinh học tại trại.
Cô Alcina Ascensao – chuyên gia dinh dưỡng và kỹ thuật của Provimi tại châu Âu trình bày về 3 giải pháp Provimi đồng hành cùng khách hàng
2. Thức ăn an toàn: ngăn chặn việc thức ăn chăn nuôi trở thành nguy cơ lây lan dịch bệnh
Ngoài quản lý an toàn sinh học tại trang trại, việc quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi để ngăn chặn thức ăn trở thành nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng là một giải pháp hiệu quả chống lại ASF. Trong buổi hội thảo diễn ra ngày 09/07, Provimi giới thiệu sản phẩm ứng dụng công nghệ mới làm bất hoạt virus trong thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm này đã được đưa vào sử dụng thành công tại Mỹ, châu Âu… và đang trong quá trình phát triển tại thị trường Việt Nam.
Quản lý thức ăn an toàn là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dự đoán và ngăn chặn trước rủi ro trong toàn bộ quy trình, từ khâu nguyên vật liệu đến khâu vận chuyển thức ăn hoàn chỉnh đến trại. Provimi vẫn luôn đồng hành cùng khách hàng với các dịch vụ hỗ trợ giúp quản lý nguồn gốc nguyên vật liệu an toàn, không chỉ hữu dụng đối phó với ASF mà còn đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.
Đại biểu tham dự hội thảo lắng nghe các chuyên gia trình bày
3. Tăng cường sức đề kháng cho đàn heo
Ngoài quản lý an toàn sinh học tại trại và kiểm soát an toàn sinh học của thức ăn chăn nuôi; chương trình phòng ngừa và ngăn chặn ASF cùng Provimi còn giới thiệu gói dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch cho heo Provimi ImmuneX. Sản phẩm còn giúp cải thiện năng suất sinh sản và cung cấp dinh dưỡng giúp rút ngắn thời gian xuất chuồng. Đây cũng là cách để giảm rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận; ngay cả trong giai đoạn ASF và giai đoạn tái đàn sau dịch bệnh.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo
Đại diện Provimi trao quà tặng cho khách hàng tham dự hội thảo
Các diễn giả trình bày tại hội thảo (từ trái sang): Ông Hoàng Ngọc Bích -Chuyên gia dinh dưỡng & kỹ thuật Provimi VN; Ông Pengfei Gou – Giám đốc Kỹ thuật ứng dụng Provimi Trung Quốc; Ông Alexandre Peron – Giám đốc Kỹ thuật ứng dụng Provimi khu vực Đông Nam Á; Bà Alcina Ascensao – Chuyên gia dinh dưỡng & ứng dụng Provimi Hà Lan; Bà Sarah Palm – Chuyên gia dinh dưỡng & ứng dụng Provimi Philippine.
Đại diện Công ty Provimi giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp hình lưu niệm
HỒ PHÚC
Provimi: Nhà tư vấn đáng tin cậy cùng bạn phát triển
Provimi – công ty dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu thế giới – không ngừng nghiên cứu và phát triển các giải pháp tiên tiến cống hiến cho ngành nông nghiệp toàn cầu. Công ty hiện đang đầu tư vào việc sản xuất phụ gia thức ăn nguồn gốc thực vật quy mô toàn cầu, chúng tôi luôn nỗ lực để cải thiện sức khỏe một cách an toàn, có trách nhiệm và hạnh phúc.
Với quy mô toàn cầu, Provimi đáp ứng nhu cầu cho khách hàng ở mỗi quốc gia nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm toàn cầu của mình. Với hơn 70 địa điểm sản xuất tại 27 quốc gia, cùng với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật hơn 350 người, Provimi phục vụ khách hàng với sự am hiểu từ kinh nghiệm trên toàn thế giới. Cùng với đó là sự tận dụng ưu thế về nguồn lực toàn cầu trong quản lý, nhập khẩu nguyên liệu để mang lại giá tốt và chất lượng nguyên liệu, thành phẩm cao nhất cho khách hàng. Tại Châu Á – Thái Bình Dương, hiện Provimi có mặt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Jordan, Singapore, Việt Nam, Philipines… với chiến lược kinh doanh và phục vụ khách hàng mang tính thích ứng cao với mỗi quốc gia mà chúng tôi hiện diện.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.provimi.com.vn
- Provimi Việt Nam li>
- Provimi li>
- dịch ASF li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất