[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hơn 80 % hộ dân xã Phú Cường (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) nuôi bò; hộ ít cũng dăm bảy con, nhiều thì vài chục con.
Biến cỏ, rơm, ngô, cây chuối thành… vàng
Vốn là một bãi đất nổi trên sông Hồng với diện tích canh tác khoảng 300 ha, từ lâu Phú Cường đã có truyền thống chăn nuôi bò và canh tác cây ngô, cây khoai, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Mấy năm nay, do nhu cầu sử dụng thịt bò ngày càng tăng, lại có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, phong trào chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng ở Phú Cường phát triển mạnh.
Người Phú Cường tận dụng đất ruộng, đất ven đường, ven đê, mẩu vườn trong nhà để trồng cỏ voi, trồng ngô cho đàn bò thịt của gia đình.
Tháng 10, miền Bắc vào vụ gặt, cũng là lúc rơm xuất hiện mọi nơi. Rơm bị đẩy xuống mương máng làm ách tắc dòng chảy, tràn trên các tuyến đường, chất đống đốt khói nghi ngút gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường… Nhưng ở xã Phú Cường, người dân thực sự biến rơm thành vàng, nhờ việc nuôi bò. Người dân trong xã tỏa đi nhiều nơi để thu gom hoặc mua rơm địa phương khác, đem về phơi khô rồi đánh đánh đống lớn ở sân, cho bò ăn dần trong mùa đông.
Mỗi năm Phú Cường thu hoạch hàng nghìn tấn ngô; trước đây phần lớn phải bán đổ bán tháo, nay được dùng hết làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho bò, thậm chí còn phải nhập thêm từ Sơn La, Nghệ An. Nuôi bò thịt nhốt chuồng phải đầu tư vốn lớn nhưng dễ nuôi, ít rủi ro, ít công chăm sóc, lại tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp (thân cây chuối, rơm…) làm thức ăn. Trừ chi phí, mỗi con bò cho thu nhập 400.000 – 500.000 đồng/tháng. Năm 2015, đàn bò thịt của Phú Cường khoảng 4.800 con, trung bình 5 con/hộ. Tổng thu nhập từ chăn nuôi năm 2014 gần 40 tỷ đồng, đóng góp 54% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Phú Cường.
Trước đây người chăn nuôi chú trọng nhiều đến những đặc điểm bên ngoài như màu sắc, xoáy tích của bò khi chọn con giống; nay họ quan tâm nhiều đến chất lượng con giống: trọng lượng sơ sinh, tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh.
Các hộ nuôi giống chất lượng cao theo quy định của Đề án phát triển giống bò chất lượng cao của tỉnh từng được hỗ trợ 1 triệu đồng/con; các hộ có bò tham gia dự án “Chăm sóc và vỗ béo đàn gia súc lớn” được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, vỗ béo, chế biến, sử dụng thức ăn, phòng trừ một số bệnh thường gặp và hỗ trợ thuốc thú y, một phần thức ăn cho bò… Thông qua các dự án, các chủ hộ được nâng cao sự hiểu biết kỹ thuật chăn nuôi, vỗ béo cho bò, biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, chế biến làm thức ăn cho bò, tiết kiệm chi phí đầu vào.
Gia đình ông Bùi Văn Hoan (thôn Tân Mỹ II) luôn có 15 – 20 con bò thịt giống BBB – một trong những giống bò siêu thịt hiện nay. Đàn bò con nào cũng nung núc thịt, mông bạnh ra, lưng phẳng lì. Ông Hoan cho biết, gia đình ông cho bò ăn thân cây ngô, cỏ, rơm, bã đậu, ngô và cám nên bò rất nhanh lớn. Ngoài ra, ông Hoan chủ động tiêm phòng bệnh long móng, lở mồm, tả thương hàn cho bò. Nhờ vậy, nếu gia đình nhà khác nuôi 2 năm mới được bán thì gia đình ông Hoan chỉ nuôi 1 năm đã “phải” bán thịt, vì nó to quá, trên dưới 6 tạ, đứng chật cả chuồng. Mỗi năm, trừ chi phí, đàn bò của gia đình ông cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Một mình chăm 2 đứa con nhỏ nhưng trong chuồng nhà chị Đàm Thị Tuyết không lúc nào dưới 10 con bò thịt. “Nuôi bò thịt nhốt chuồng không vất vả, chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày, vừa an toàn vừa không mất công chăn dắt. Mọi nơi còn sợ bò chết rét chứ nhốt chuồng thì chả lo bao giờ”. Chị cũng phấn khởi khoe mới xuất 2 con bò thịt được 75 triệu đồng, giá không cao bằng mọi năm nhưng vẫn có lãi.
Bò Úc và chất thải chăn nuôi
Một khó khăn đối với việc chăn nuôi bò thịt ở Phú Cường: Khoảng 2 năm lại đây, bò Úc ào ạt đổ vào Việt Nam khiến giá bò trong nước giảm, nghề chăn nuôi có phần chững lại.
Trong khi đó, ở Phú Cường chăn nuôi vẫn theo mô hình gia trại trong khu dân cư nên mặc dù phần lớn các hộ đã làm hầm biogas để xử lý chất thải nhưng chất thải vẫn bốc mùi khó chịu. Để khắc phục được tình trạng này, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, nhất là ý thức của từng người dân. Vì vậy, cùng với các giải pháp như tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, vốn… để phát triển đàn bò chất lượng cao, trước mắt, cần tuyên truyền vận động các hộ chăn nuôi xây hầm biogas xử lý chất thải, thu gom phân chở ra ruộng ủ mục để bón cho cây trồng. Làm được như vậy, vừa bảo đảm sức khỏe con người, vừa ngăn ngừa, hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi.
Huyền Trang
Trồng cỏ, ngô và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, nhiều hộ nông dân xã Phú Cường có thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, nhờ phát triển nghề chăn nuôi bò thịt, phục vụ thị trường trong nước.
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất