[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Xã Minh Châu có đàn bò thịt đứng đầu Thành phố Hà Nội cả về chất lượng và số lượng với trên 4000 con. Trong 6 đầu năm 2020, doanh thu bán bò, bê thịt các loại mang về cho xã khoảng 30 tỷ đồng.
Xã bò Minh Châu
Lợi thế phát triển chăn nuôi bò thịt
Minh Châu (thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) là xã vùng bãi, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng có diện tích đất tự nhiên khoảng 950 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 284,4 ha, đất ở và đất mặt nước là 278,4 ha. Trước kia, Minh Châu với đặc thù là xã đảo, xung quanh là sông nước nên đi lại gặp không ít khó khăn, trắc trở khi phải qua phà, qua đò. Kể từ khi cầu Vĩnh Thịnh được khánh thành, việc đi lại của nhân dân trong xã thuận lợi hơn nhiều.
Tổng dân số hiện nay trên địa bàn là 6.572 người với 1.257 hộ. Người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), không có nghề phụ. Tuy nhiên, vì đất rộng, hơn nữa là vùng bãi bồi màu mỡ nên việc trồng cây hoa màu, cây nông nghiệp phục vụ phát triển chăn nuôi xanh tốt; đây chính là tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi bò thịt mang lại thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, đời sống của người nông dân đã được thay đổi đáng kể, do thay đổi phương thức sản trong đó phải kể đến một nghề phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản. Hiện nay, thu nhập từ chăn nuôi bò chiếm tỉ lệ 35% trong cơ cấu kinh tế toàn xã.
Nhiều chính sách phát triển đàn bò
Từ những năm 2000, khi ngành Nông nghiệp Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) có chủ trương cải tạo, nâng cao chất lượng giống đàn bò, Chương trình Sind hóa đàn bò, Minh Châu là xã đi đầu trong việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ giống bò Vàng Việt Nam chủ yếu nuôi làm sức kéo, chưa phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên canh đã dần được thay thế bằng giống bò Zebu, giống bò chất lượng cao, người dân bắt đầu chú ý đến việc chăn nuôi để phát triển kinh tế, đàn bò của xã bắt đầu được tăng dần qua từng năm, đến năm 2005 tổng đàn bò toàn xã là 1.850 con.
Năm 2007, Sở NN&PTNT đã tổ chức Hội thi bò thịt, bò sinh sản xã Minh Châu lần thứ nhất. Thông qua Hội thi, người dân cả nước biết đến người dân ở Minh Châu, tiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản tại xã. Hơn nữa các chính sách về phát triển giống bò của Hà Nội cũng đã được quan tâm, đầu tư. Một loạt giống mới chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất mà xuất phát từ Chương trình Sind hóa đàn bò (đó là các giống Brahman, Droughmarter, Anger, bò BBB, bò Wagyu …).
Từ đây, đàn bò xã Minh Châu đã phát triển mạnh và tạo thành vùng sản xuất bò chất lượng cao, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng đàn bò trên địa bàn xã tăng rõ rệt, từ 1.850 con năm 2007 đến năm 2010 đàn bò tăng lên là 2.466 con, năm 2012 là 2.6645 con, năm 2013 là 2.998 con, năm 2014 là 3.467 con, năm 2019 tổng đàn bò là 3.986 con. Năm 2019, thu nhập từ bán sữa, bò và bê thịt các loại, toàn xã Minh Châu thu được trên 70 tỷ đồng.
Tính đến tháng 6 năm 2020, tổng đàn bò là 4.357 con và tạo thành vùng sản xuất giống bò chất lượng cao cung cấp cho nhiều địa phương trong cả nước. Đến thời điểm hiện tại, xã có số lượng đàn bò thịt đứng đầu cả Thành phố cả về số lượng và chất lượng. Về thu nhập từ chăn nuôi bò trong 6 đầu năm 2020 hiện nay của xã Minh Châu ước đạt khoảng 30 tỷ đồng (thu từ bán bò, bê thịt các loại).
Để chăn nuôi bò thịt trở thành một nghề…
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, lãnh đạo TP Hà Nội, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình về thăm xã bò Minh Châu năm 2019
Để chăn nuôi bò thịt trở thành một nghề, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Thanh phố về cơ chế chính sách phát triển giống, sự nỗ lực của người dân; phải kế đến việc đẩy mạnh công tác truyền thông của thành phố.
Với những Hội thi bò chất lượng cao (năm 2007, 2018), thi Dẫn tinh viên giỏi nhằm quảng bá sản phẩm, giới thiệu được giống chất lượng cao để người dân, người chăn nuôi biết về những chính sách, hiệu quả từ chăn nuôi bò thịt. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm nghề phát triển giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đặc biệt thông qua các Hội thi đã thay đổi nhận thức của người dân xã Minh Châu trong việc chuyển đổi sang chăn nuôi hàng hóa tạo thành vùng sản xuất con giống, sản xuất bò thịt chất lượng cao cung cấp cho các địa phương trong cả nước.
Hơn nữa thông qua công tác truyền thông đã nâng cao nhận thức, kỹ thuật cho người dân thích ứng việc phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao đòi hỏi phải cải tiến kỹ thuật, thậm chí từ bỏ thói quen lạc hậu, thiếu đầu tư cho các tiêu chí kỹ thuật. Nhận thức của người dân về thị trường, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Minh Châu cũng còn bộc lộ khá nhiều khó khăn, chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của vùng đất quá nhiều thuận lợi cho phát triên chăn nuôi bò thịt. Đó là việc xây dựng chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho ngành chăn nuôi bò thịt tại Minh Châu, tạo kết nối cung – cầu; tạo chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, chưa thu hút được doanh nghiệp chế biến sản phẩm bò thịt để cung cấp đến tay người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn để tạo cơ sở chăn nuôi lớn, chăn nuôi bò thịt công nghệ cao.
Thời gian Minh Châu phát triển chăn nuôi bò thịt theo định hướng: xây dựng vùng chăn nuôi an toàn theo hướng hữu cơ; phát triển ổn định đàn bò tại địa phương, trong đó duy trì tốt đàn bò cái nền để sản xuất giống, làm tốt hơn công tác tuyên truyền nhân dân áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo bò 100 % để nâng cao chất lượng đàn bò thịt; đặc biệt quan tâm đến các giống bò có sản lượng thịt và chất lượng thịt cao (như BBB; Wagyu …).
Cùng với đó, khuyến khích người dân giữ lại bò giống (bò Sind, Brahman, Wagyu …) cái để làm nền và lai tạo ra thế hệ bò lai; tổ chức liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi để tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi nhằm tạo đầu ra và giá cả ổn định. Điểm nhấn là từ năm 2018 đến nay đã có Công ty T&T 159 về ký kết tiêu thụ sản phẩm bò thịt cho người chăn nuôi. Đây là tín hiệu tốt để người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.
Ngoài ra, xã cần liên kết để xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gắn với giết mổ và tiêu thụ sản phẩm (nhất là bò BBB, bò Wagyu …) để tạo giá trị gia tăng cho đàn bò của địa phương. Mặt khác, Minh Châu cần thu hút để các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tiến tới sản xuất các loại thức ăn (TMR, TMF …) để đảm bảo đủ lượng thức ăn, bán sản phẩm thức ăn cho các vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng đất bãi có rất nhiều thuận lợi cho việc trồng cây làm thức ăn chăn nuôi (cỏ, cây họ đậu, ngô …). Từ đây, vừa phát triển chăn nuôi bò, vừa có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi tiến tới chăn nuôi công nghệ cao.
Không chỉ vậy, Minh Châu còn có tiềm năng gắn phá triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, bởi nơi đây có lợi thế với địa hình được ví như một “đảo ngọc” kết hợp với đất đai màu mỡ, phù hợp phát triển nhiều cây, con chất lượng cao.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Với tiềm năng, lợi thế được người dân và chính quyền phát huy, hy vọng với sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành với những cơ chế, chính sách thiết thực: đưa xã Minh Châu vào vùng phát triển giống bò cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận; hỗ trợ phát triển các giống bò mới có năng suất, chất lượng cao; liên kết chuỗi, xây dựng thương hiệu “bò thịt Minh Châu”, ngành chăn nuôi bò thịt ở xã Minh Châu chắc chắn sẽ phát triển ổn định và bền vững.
- Xã bò li>
- xã bò thịt Minh Châu li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất