Bệnh tiêu chảy heo con luôn là mối quan tâm của các nhà chăn nuôi và bác sỹ thú y vì đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như điều kiện môi trường, do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay do chăm sóc nuôi dưỡng nên việc tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh không phải là điều dễ dàng, trong số đó, tiêu chảy do vi khuẩn Escherichia coli là phổ biến.
Đề tài được các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm xác định các chủng, sự đề kháng và gene kháng kháng sinh của Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) trên heo con tiêu chảy tại tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Tỷ lệ heo con tiêu chảy do E. coli khá cao (26,49%).
Hình minh hoạ
Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm E. coli ở heo con theo mẹ (97,27%) cao hơn ở heo cai sữa (89,00%). Sự hiện diện của vi khuẩn E. coli ở nền chuồng chiếm tỷ lệ 67,85% cao hơn trong nước uống (3,57%). Sự phân bố giữa các chủng K88, K99, 987P có sự khác biệt và K88 là chủng phân lập phổ biến nhất trên heo con tiêu chảy (20,24%). Tỷ lệ phát hiện chủng K88 ở heo theo mẹ (23,36%) cao hơn ở heo cai sữa (16,47%). Trong 196 dương tính có 263 chủng mang kháng nguyên bám dính; Có 20,58% (121/588 khuẩn lạc) mang cả 2 đến 3 loại kháng nguyên như K88+K99 (6,46%), K99+987P (5,27%), K88+987P (6,12%) và K88+K99+987P (2,72%). ETEC đã đề kháng cao với ampicillin, tetracycline, và bactrim. Có đến 134/152 chủng có hiện tượng kháng cùng lúc với nhiều loại kháng sinh và có đến 32 kiểu ghép khác nhau. Kiểu đa kháng với ampicillin + tetracycline + bactrim là phổ biến nhất. Tất cả các chủng ETEC kiểm tra đều mang gene đề kháng, bla TEM và tet(A). ETEC nhạy cảm cao với ceftazidime, norfloxacin, và colistin. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Vĩnh Long và Đồng Tháp về gene đề kháng kháng sinh của các chủng ETEC K88, K99, 987P gây tiêu chảy cho heo con.
Ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn: Trung tâm KHCN Cần Thơ
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- bệnh ecoli li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất