Ngày 14/8/2023, lễ ký kết hợp tác xây dựng Sàn Giao dịch thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn nhất cả nước. Mỗi ngày, người dân Thành phố tiêu thụ khoảng 9.000 con heo trong những ngày thường và khoảng 10.000 con heo trong hai ngày cuối tuần.
Thị trường thịt heo Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô đạt gần 20.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, thương lái chiếm đến 85% giao dịch và đóng vai trò chi phối giá cả trên thị trường. Người chăn nuôi và người tiêu dùng luôn ở thế bị động.
Bên cạnh đó, thị trường vẫn có nhiều hạn chế như sản phẩm không đồng bộ về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn; giết mổ còn thủ công, không đảm bảo vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Mô hình Sàn Giao dịch với công nghệ và cách vận hành hiện đại này được kỳ vọng sẽ giúp cả người chăn nuôi và người tiêu dùng không bị thao túng giá, quyền lợi được bảo vệ; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao. Đồng thời quy mô ngành công nghiệp chăn nuôi của Thành phố sẽ từng bước đi vào chiều sâu”.
Áp dụng mô hình hiện đại trên thế giới
Theo nội dung hợp tác, các bên sẽ nghiên cứu xây dựng và vận hành Sàn Giao dịch thịt heo tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức Hợp đồng giao dịch giao ngay và Hợp đồng giao dịch kỳ hạn đối với sản phẩm thịt heo.
Sàn sẽ được thành lập và phát triển trên cơ sở hạ tầng của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), bao gồm nhưng không giới hạn: hệ thống giao dịch; hệ thống thanh toán; trung tâm thanh toán bù trừ; trung tâm giao nhận hàng hóa; cung cấp thông tin thị trường và giao dịch các loại hợp đồng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Quang cảnh lễ ký kết
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc MXV cho biết: “So với phương thức kinh doanh truyền thống, Sàn Giao dịch thịt heo sẽ khác biệt ở mô hình tổ chức, cách vận hành và hạ tầng công nghệ hiện đại được áp dụng vào giao dịch. Đây là những kinh nghiệm đã được đúc rút từ các thị trường thịt heo lớn nhất trên thế giới”.
Kế hoạch sẽ được triển khai lần lượt theo 3 giai đoạn: giao dịch chào giá song phương, giao dịch giao ngay tập trung và giao dịch kỳ hạn tập trung. Trong tất cả các giai đoạn, đều cần một đơn vị độc lập có vai trò truy xuất nguồn gốc, kiểm soát số lượng hàng, kiểm định chất lượng, đảm bảo hệ thống bảo quản và logistics hoạt động hiệu quả.
“Các Sở Giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới đang bày tỏ mong muốn hỗ trợ MXV và các Sở, Ngành của Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và vận hành Sàn Giao dịch thịt heo một cách hiệu quả; từng bước hiện đại hóa chuỗi ngành chăn nuôi tại Thành phố nói riêng và tại Việt Nam nói chung”, ông Quỳnh chia sẻ.
Đặt lợi ích của người dân Thành phố lên trên hết
Từ năm 2018, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch và chấp thuận về chủ trương cho phép Sở Công thương chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng đề án Sàn Giao dịch thịt heo.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh (HFIC) khẳng định: “Việc xây dựng Sàn Giao dịch thịt heo sẽ đặt lợi ích của người dân Thành phố lên trên hết. Các bên tham gia cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng đề án để sàn giao dịch sớm đi vào hoạt động”.
Về cơ bản, ngành chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển theo xu hướng giết mổ tự động hoàn toàn, bảo quản thịt bằng xe lạnh. Sàn Giao dịch thịt heo được kỳ vọng sẽ góp phần hiệu quả để giúp thành phố thực hiện quy hoạch chăn nuôi hiện đại, giảm dần chăn nuôi tự phát và xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy mô công nghiệp. Quan trọng hơn, đây là cơ sở quan trọng cho việc hình thành ngành chăn nuôi heo cho các tỉnh lân cận theo hướng công nghiệp bền vững.
Báo Nhân Dân
- sàn giao dịch thịt heo li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất