Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi chính thức có hiệu lực từ ngày 20/4/2021. Trong nghị định này, có quy định rõ mức tiền phạt khi vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi.
Theo đó, hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Đàn lợn nuôi của gia đình ông Đinh Văn Hiên, thôn 4, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà.
Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi nông hộ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt tiền từ 50 triệu đến 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Phạt tiền từ 70 triệu đến 80 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
Đối với hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng thì bị buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy. Đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm.
Cùng với đó. Nghị định số 14/2021/NĐ-CP còn quy định mức phạt hành chính đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại. Cụ thể với hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa và phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Còn đối với chăn nuôi nông hộ bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đồng thời buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Phòng Bạn đọc-Tư liệu
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- chất cấm li>
- Xử phạt hành chính li> ul>
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất