Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi chính thức có hiệu lực từ ngày 20/4/2021. Trong nghị định này, có quy định rõ mức tiền phạt khi vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi.
Theo đó, hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không tuân thủ hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Đàn lợn nuôi của gia đình ông Đinh Văn Hiên, thôn 4, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà.
Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi nông hộ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt tiền từ 50 triệu đến 60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Phạt tiền từ 70 triệu đến 80 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
Đối với hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng thì bị buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy. Đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm.
Cùng với đó. Nghị định số 14/2021/NĐ-CP còn quy định mức phạt hành chính đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại. Cụ thể với hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa và phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; Phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Còn đối với chăn nuôi nông hộ bị phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Đồng thời buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Phòng Bạn đọc-Tư liệu
Nguồn: Báo Quảng Ninh
- chất cấm li>
- Xử phạt hành chính li> ul>
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
- 8 dự báo về chăn nuôi lợn tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
Tin mới nhất
T2,11/11/2024
- Xu hướng mới của chăn nuôi công nghệ cao
- Việt Nam thu hơn 423 triệu USD từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
- 8 dự báo về chăn nuôi lợn tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất