7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Mỹ tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,13 tỷ USD.
Theo số liệu của USDA và Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF), xuất khẩu thịt bò của Mỹ tháng 7/2024 tiếp tục tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu thịt lợn cũng cao hơn nhiều so với tháng 7/2023, dẫn đầu là xuất khẩu kỷ lục sang Mexico.
Xuất khẩu thịt bò trong tháng 7/2024 đạt tổng cộng 110.419 tấn, tương đương 910,9 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và tăng 12% về kim ngạch so với tháng 7/2023 và là tháng lớn thứ hai trong năm 2024. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thịt bò tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,13 tỷ USD, mặc dù khối lượng giảm 2% (754.152 tấn).
Ông Dan Halstrom – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành USMEF cho biết: Nhu cầu về thịt bò Mỹ có xu hướng tăng ở các thị trường Châu Á, trong đó xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan dẫn đầu ở khu vực ASEAN. Thịt bò Mỹ đã vượt qua những khó khăn ở Châu Á và đặc biệt là ở Nhật Bản, triển vọng cho những tháng còn lại của năm là rất khả quan. Tháng 7/2024 cũng là một tháng ấn tượng đối với Mexico, nơi có nhu cầu lớn đối với phụ phẩm bò và thịt bò cắt khúc của Mỹ.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 7/2024 đạt 241.210 tấn, tương đương 710,5 triệu USD, tăng 10% về khối lượng và tăng 13% về kim ngạch so với tháng 7/2023, một phần là nhờ mức xuất khẩu kỷ lục 244,5 triệu USD sang thị trường hàng đầu Mexico. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn đạt mức 1,76 triệu tấn, tương đương gần 5 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Halstrom cho biết: Mexico chắc chắn là nước dẫn đầu về xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 7/2024, nhưng xuất khẩu sang Trung Mỹ, Colombia và Caribe cũng đạt kim ngạch cao. Xuất khẩu thịt lợn sang Hàn Quốc cũng tiếp tục đạt kết quả tốt, dự đoán xuất khẩu cả năm 2024 sẽ đạt kỷ lục.
Xuất khẩu thịt bò của Mỹ tăng mạnh do xuất khẩu sang các thị trường chính ở Châu Á và Mexico tăng mạnh mẽ. Sau thành tích xuất khẩu tốt trong tháng 6/2024, xuất khẩu thịt bò sang Nhật Bản trong tháng 7/2024 đạt 22.031 tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 14% về khối lượng và tăng 16% về kim ngạch so với tháng 7/2023. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu thịt bò sang Nhật ngang bằng với cùng kỳ năm 2023 là 149.051 tấn, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 7% lên 1,15 tỷ USD. Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang gặp khó khăn, nhưng du lịch tăng mạnh đã trở thành điểm sáng và thúc đẩy nhu cầu đối với thịt bò Mỹ trong các lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và khách sạn.
Mặc dù đồng yên đã mạnh lên trong những tuần gần đây so với đô la Mỹ nhưng vẫn gây áp lực lên xuất khẩu tháng 7/2024, giao dịch trong phạm vi 1 USD = 160 Yên Nhật trong nửa đầu tháng 8/2024. Thu nhập tiêu dùng thực tế của Nhật Bản tăng trong tháng 6 và tháng 7/2024, sau 27 tháng tiền lương giảm theo điều chỉnh lạm phát.
Nhu cầu thịt bò Mỹ của Mexico tiếp tục tăng bất chấp sự mất giá gần đây của đồng peso. Xuất khẩu thịt bò Mỹ tháng 7/2024 sang Mexico là tháng cao nhất trong năm nay với mức 21.081 tấn, tăng 19% so với tháng 7/2023. Giá trị xuất khẩu tăng 17% lên 122,5 triệu USD – mức cao nhất trong gần bốn năm. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Mexico tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái về khối lượng (134.554 tấn) và tăng 19% về giá trị (785,3 triệu USD), bao gồm hơn 71.000 tấn phụ phẩm thịt bò, tăng 15%, trị giá 192,7 triệu USD (tăng 10%). Mexico là thị trường xuất khẩu phụ phẩm bò lớn nhất của Mỹ về khối lượng và đứng thứ hai sau Nhật Bản về kim ngạch.
Sau khởi đầu chậm chạp vào đầu năm 2024, xuất khẩu thịt bò sang Đài Loan đã tăng tốc trong những tháng gần đây. Tổng lượng hàng xuất khẩu trong tháng 7/2024 đạt 6.142 tấn, tăng 16% so với tháng 7/2023, trong khi giá trị xuất khẩu tăng vọt 33% lên 69,5 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu thịt bò sang Đài Loan vẫn giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 36.852 tấn, giá trị xuất khẩu tăng 7% lên 404,2 triệu USD.
Xuất khẩu thịt bò Mỹ sang các thị trường khác 7 tháng đầu năm 2024:
Dẫn đầu là lượng xuất khẩu tăng sang Philippines, Indonesia và Việt Nam, xuất khẩu thịt bò tháng 7/2024 sang khu vực ASEAN đạt 4.466 tấn, tăng 70% so với tháng 7/2023, giá trị xuất khẩu tăng hơn gấp đôi lên 37,3 triệu USD (tăng 125%). Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, khối lượng xuất khẩu sang khu vực này vẫn giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 23.089 tấn,nhưng giá trị xuất khẩu tăng 36% lên 193,3 triệu USD.
Tổng lượng thịt bò xuất khẩu sang thị trường hàng đầu Hàn Quốc trong tháng 7/2024 đạt 17.599 tấn, tăng nhẹ so với tháng 7/2023, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 9% lên 169,3 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước đạt mức 1,27 tỷ USD mặc dù khối lượng giảm 11% (133.937 tấn).
Được thúc đẩy bởi nhu cầu phụ phẩm bò tăng mạnh ở Ai Cập và xuất khẩu thịt cắt miếng tăng mạnh sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Qatar, xuất khẩu thịt bò tháng 7/2024 sang khu vực Trung Đông đạt tổng cộng 4.253 tấn, tăng 13% so với tháng 7/2023, giá trị xuất khẩu tăng 2% lên 19,6 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt bò sang khu vực này đã phục hồi ấn tượng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước về cả khối lượng (32.448 tấn) và giá trị (146,6 triệu đô la).
Mặc dù khối lượng xuất khẩu thịt bò sang Trung Mỹ trong tháng 7/2024 giảm nhẹ (đạt 1.408 tấn, giảm 1% so với tháng 7/2023), nhưng giá trị xuất khẩu tăng 7% lên 10,3 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sang khu vực này tăng 6% so với cùng kỳ năm trước lên 12.209 tấn, trị giá 88,6 triệu USD (tăng 12%), trong đó xuất khẩu đạt tốc độ kỷ lục sang thị trường hàng đầu là Guatemala và Panama.
Xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc/Hồng Kông trong tháng 7/2024 tăng 5% về giá trị, đạt 162 triệu USD, mặc dù giảm 3% về khối lượng xuống còn 17.470 tấn. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang khu vực này đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 122.251 tấn, trong khi giá trị giảm 5% xuống còn 1,14 tỷ USD.
Dịch H5N1 ở bò sữa Mỹ tiếp tục gây sức ép nặng nề lên xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Colombia, với tổng khối lượng chỉ đạt 88 tấn trong tháng 7/2024. Xuất khẩu thịt bò sang Colombia tăng mạnh trong quý I/2024, nhưng bắt đầu từ tháng 4/2024 xuất khẩu giảm mạnh khi từ các tiểu bang bị ảnh hưởng dịch. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt bò sang Colombia đã giảm 32% so với cùng kỳ năm 2023 xuống còn 2.312 tấn, trị giá 14,2 triệu USD (giảm 21%). Xuất khẩu thịt bò của Canada sang Colombia 7 tháng đầu năm 2024 tăng mạnh so với mức thấp trong cùng kỳ năm 2023, đạt 1.041 tấn, trị giá 3,4 triệu USD.
Giá bò xuất khẩu tháng 7/2024 trung bình 418,43 USD/con giết mổ, tăng 4% so với tháng 7/2023. Giá trung bình 7 tháng đầu năm 2024 là 418,38 USD/con, tăng 6% so với bảy tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu chiếm 14% trong tổng sản lượng thịt bò tháng 7/2024 và chiếm 11,6% đối với thịt cắt miếng, mỗi loại đều giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ 7 tháng đầu năm 2024 là 14,1% tổng sản lượng (giảm so với mức 14,4% của cùng kỳ năm ngoái) và 11,8% đối với thịt cắt miếng (giảm so với mức 12,1%).
Xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Mexico tăng vọt
Sau khi giảm nhẹ vào tháng 6/2024, xuất khẩu thịt lợn sang thị trường hàng đầu Mexico đã tăng vọt trở lại vào tháng 7/2024 đạt mức 244,5 triệu USD – tăng 29% so với tháng 7/2023 và là tháng đạt cao nhất. Khối lượng xuất khẩu cũng tăng 24% lên 100.577 tấn. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đạt kỷ lục 663.777 tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu tăng vọt 15% lên 1,45 tỷ USD. Giá lợn hơi của Mexico tháng 7/2024 tăng vọt do nguồn cung trong nước hạn chế đã góp phần làm tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ.
Xuất khẩu thịt lợn sang Colombia tháng 7/2024 cũng đạt tốc độ kỷ lục, tăng 11% so với tháng 7/2023 lên 8.570 tấn, trị giá 24,8 triệu USD (tăng 16%). Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn sang Colombia tăng 29% về khối lượng (65.497 tấn) và 40% về giá trị (182,3 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 7/2024 xuất khẩu thịt lợn sang khu vực Trung Mỹ tăng 18% lên 10.790 tấn, trị giá 34,9 triệu USD (tăng 28%). Trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường: Honduras, Guatemala, Costa Rica, El Salvador và Nicaragua. Tinh chung 7 tháng đầu năm 2024 khoois lượng thịt lợn xuất khẩu sang Trung Mỹ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên 85.322 tấn, giá trị tăng vọt 31% lên 266 triệu USD.
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang các thị trường khác 7 tháng đầu năm 2024:
Sự phục hồi ở Cộng hòa Dominica và nhu cầu mới ở Cuba đã thúc đẩy xuất khẩu thịt lợn tháng 7/2024 sang vùng Caribe lên 9.247 tấn, tăng 47% so với tháng 7/2023, giá trị tăng 51% lên 29,5 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sang Cộng hòa Dominica thấp hơn mức kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 56.000 tấn. Ngoài mức tăng trưởng đáng kể ở Cuba (4.524 tấn, tăng gần 500%), xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 cũng tăng ở Trinidad và Tobago, Quần đảo Leeward-Windward, Antilles thuộc Hà Lan, Quần đảo Cayman và Quần đảo Turks và Caicos.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Hàn Quốc trong tháng 7/2024 đạt tổng cộng 13.674 tấn, tăng 16% so với tháng 7/2023 nhưng là khối lượng thấp nhất tính theo tháng trong năm 2024. Giá trị xuất khẩu đạt 49,2 triệu USD, tăng 30%. Xuất khẩu thịt lợn sang Hàn Quốc đang chuẩn bị lập kỷ lục vào năm 2024, với xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 149.093 tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị tăng 37% lên 508,9 triệu USD.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Nhật Bản cũng đạt mức thấp nhất trong năm vào tháng 7/2024 nhưng vẫn cao hơn tháng 7/2023, đạt tổng cộng 26.571 tấn, tăng 5%, giá trị xuất khẩu tăng 2% lên 109,3 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái về cả khối lượng (208.121 tấn, giảm 2%) và giá trị (846,3 triệu USD, giảm 1%).
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Austrlia trong tháng 7/2024 đạt 6.887 tấn, tăng 3% so với tháng 7/2023, giá trị tăng 19% lên 26,6 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang Australia – chỉ giới hạn ở các sản phẩm chế biến và nguyên liệu thô để chế biến thêm – đã tăng 36% lên 54.374 tấn, trị giá 194,1 triệu USD (tăng 41%). Mặc dù lượng thịt lợn xuất khẩu sang New Zealand trong tháng 7/2024 thấp hơn tháng 7/2023, nhưng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 vẫn tăng 47% lên 7.761 tấn, trị giá 29,1 triệu USD (tăng 33%). Xuất khẩu sang khu vực ASEAN tháng 7/2024 tăng 8% lên 47.119 tấn, giá trị xuất khẩu giảm 1% xuống còn 102 triệu USD; trong đó, xuất khẩu phụ phẩm thịt lợn sang Philippines và thịt cắt miếng sang Malaysia và Việt Nam tăng mạnh.
Mặc dù xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc/Hồng Kông giảm mạnh so với tốc độ của năm ngoái, nhưng khu vực này vẫn là điểm đến xuất khẩu hàng đầu đối với thịt lợn giống của Mỹ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn giống đạt 187.954 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị giảm 16% xuống còn 444,4 triệu USD.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Đài Loan vẫn còn hạn chế, ngay cả khi giá lợn của Đài Loan đang tiến gần đến mức kỷ lục và nguồn cung thịt lợn châu Âu vẫn còn hạn chế. Tổng lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2024 đạt 5.693 tấn, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù vẫn cao hơn tốc độ của năm 2021 và năm 2022. Giá trị xuất khẩu đạt 17,1 triệu USD, giảm 59%.
Giá xuất khẩu lợn giết mổ tháng 7/2024 đạt trung bình 66,52 USD/con, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình 7 tháng đầu năm 2024 là 66,54 USD/con, tăng 4% so với 7 tháng đầu năm 2023. Xuất khẩu chiếm 29,7% trong tổng sản lượng thịt lợn tháng 7, giảm nhẹ so với tỷ lệ lớn của năm trước và 25,9% là thịt cắt miếng (tăng nhẹ). Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chiếm 30,4% trong tổng sản lượng và 26,2% cho thịt cắt miếng, mỗi loại tăng khoảng 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu thịt cừu tháng 7/2024 tăng mặc dù khối lượng giảm
Tổng khối lượng xuất khẩu thịt cừu của Mỹ trong tháng 7/2024 đạt 173 tấn, giảm 12% so với tháng 7/2023, nhưng vẫn tăng 13% về giá trị lên 1,05 triệu USD; trong đó, xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở thị trường Bahamas, Antille thuộc Hà Lan và Mexico. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt cừu của Mỹ tăng 9% về khối lượng (1.658 tấn) và tăng 18% về giá trị (9,1 triệu USD), với xu hướng xuất khẩu tăng cao sang vùng Caribe, Mexico, Philippines và Canada.
Nguồn: Vinanet/VITIC/usmef.org
- xuất khẩu thịt bò li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất