1. NGUỒN GỐC
Gà Chọi được hình thành và phát triển từ lâu tại Bình Định, một số ý kiến cho rằng gà Chọi Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc do có một số nét tương đồng. Hiện nay, tại Bình Định còn lưu giữ được 02 dòng gà (Ngân Hàng và Bảy Quéo) nổi tiếng từ thời Tây Sơn–Nguyễn Huệ được lưu truyền cho tới ngày nay.
2. PHÂN BỐ
Gà Chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định, tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Chơi gà Chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà Chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt hiện nay có nhiều xã, huyện của tỉnh Bình Định và Phú Yên chuyên nuôi gà chọi cung cấp cho các tỉnh thành phía Bắc và xuất sang Trung Quốc.
3. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH
Gà Chọi Bình Định có tầm vóc to khỏe, xương chắc, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa (loại gà đòn).
Gà Chọi Bình Định nổi tiếng về khả năng thi đấu bền bỉ, có thế đá hay, thường đạt thành tích cao trong thi đấu.
3.1. Màu sắc của lông, da
Nhìn chung màu sắc lông của gà Chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tỉ lệ 50-60%.
* Màu lông:
– Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.
– Gà có lông đen tuyền, gọi là gà Ô.
– Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.
– Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà Ó.
– Gà có màu lông trắng toàn thân, gọi là gà Nhạn.
– Gà có lông 5 màu (đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng (Ô Bông)…
* Màu mỏ:
Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
* Màu chân:
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà Chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Đặc biệt lớp vảy ở chân gà chọi Bình Định có gờ nổi lên ở hai bên như “cạnh khế”. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
* Màu da:
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh da mỏng hơn và có màu vàng hoặc vàng nhạt.
3.2. Tầm vóc
Gà Chọi Bình Định có tầm vóc lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10-13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ, đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1,5-3,0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5,0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3,5-4,5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3,5-4,0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3,0-3,8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
3.3. Tính trạng đặc biệt
Gà Chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều gà thi đấu chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Gà Chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.
4. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
4.1. Khả năng sinh trưởng
Tỷ lệ nuôi sống của gà thường đạt cao vào mùa hạ (đạt 94,6%), thấp nhất vào mùa thu (75,7%). Tỷ lệ hao hụt cao giai đoạn gà con, tập trung chủ yếu vào đầu mùa thu, vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột và có mưa. Gà chết do nguyên nhân bị bệnh tiêu chảy do E.coli, Thương hàn. Đặc biệt gà Chọi thường hay bị bệnh “hen suyễn” gây khó thở. Hai bệnh thường ghép với nhau nên khó điều trị.
Gà Chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Tốc độ sinh trưởng nhanh khi gà đạt trên 2 tháng tuổi. Kết thúc giai đoạn hậu bị (7 tháng tuổi) gà mái đạt 1.973 gam/con, gà trống đạt 2.603 gam/con. Riêng gà trống vẫn có khả năng phát triển về khối lượng, tuy nhiên hiện nay người nuôi thường khống chế khối lượng của gà thi đấu từ 2,9-3,0 kg.
4.2. Khả năng sinh sản
Tuổi phát dục:
Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng đầu.
Gà Chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4-5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.
Theo dõi 8 thế hệ gà chọi bảo tồn trong nông hộ tại Bình Định chúng tôi thu được kết quả về sinh sản của gà như sau:
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Theo quan niệm của những người nuôi gà chọi thi đấu, trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 6-8 năm (cá biệt có con tới 10 năm). Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.
5. CÔNG TÁC BẢO TỒN LƯU GIỮ NGUỒN GEN
5.1. Tuyển chọn, nhân thuần
* Tuyển chọn:
– Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). Tỷ lệ chọn từ 10-20%.
– Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1,5-4,0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. Tỷ lệ chọn 10-15%.
– Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.
– Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng).
– Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp trứng gà chọi bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
* Nhân thuần:
– Nhân thuần theo phương pháp quần thể nhỏ tại hộ nuôi bảo tồn. Trứng giống được lấy từ đàn gà đã được chọn lọc.
– Luân hồi trống theo qui luật tuần hoàn để tránh đồng huyết.
5.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
a. Chế độ dinh dưỡng
* Gà con:
* Gà trên 21 ngày: Thức ăn chủ yếu là lúa.
* Gà giống và gà thi đấu: Thức ăn gồm lúa, bổ sung rau xanh hàng tuần cho ăn 1-2 bữa cá tươi, lươn.
b. Gà được nuôi theo 3 giai đoạn: Do tính chất đặc thù của gà là để thi đấu do vậy gà được nuôi theo chế độ riêng nhằm giữ lại đặc điểm tự nhiên của giống.
Giai đoạn theo mẹ (gà con 0-12 tuần tuổi): Gà con sau khi nở được giữ nguyên ổ do gà mẹ tự chăm sóc, thời gian gà con theo mẹ là 3 tháng. Theo quan niệm người dân trong thời gian theo mẹ gà con sẽ tập và giữ được những bản năng của giống.
Chuồng nuôi được làm đơn giản bằng vật liệu sẵn có, mỗi ổ có thể chỉ cần 1 cái lồng tre úp nhốt con mẹ lại. Nền chuồng làm bằng cát, gà mẹ tự ủ ấm cho gà con người nuôi chỉ che chắn khi có gió bão. Giai đoạn nuôi con gà mẹ rất hung dữ sẵn sàng đá lại bất cứ gà lạ nào xâm nhập vì vậy phải cho ăn riêng từng đàn tránh hiện tượng gà đá nhau.
Theo truyền thống, gà Chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, động vật thuỷ sinh, côn trùng, cây cỏ…. Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để nuôi gà con. Sau 1 tháng người nuôi tập cho gà ăn lúa, gạo… tăng dần lượng ăn đồng thời rút bớt cám công nghiệp. Đến khi gà con tách mẹ thì cho gà ăn hoàn toàn bằng lúa. Gà con cho ăn theo chế độ tự do.
Phòng bệnh:
Giai đoạn này sử dụng vaccine phòng các bệnh chính: Niu cát xơ, Gumboro, Đậu (Trái) cho gà như các giống gà khác. Dùng kháng sinh để phòng các bệnh như Thương hàn, Tụ huyết trùng… Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng kháng sinh với gà thi đấu, theo kinh nghiệm người nuôi thì kháng sinh làm giảm độ săn chắc của gà sức đá giảm. Gà 3 tháng tuổi trở lên hạn chế sử dụng kháng sinh chỉ bổ sung các vitamin và can xi.
Giai đoạn tách mẹ (12-24 tuần): Chuồng nuôi gà chọi được chia ra nhiều ngăn nhỏ (1-1,5 m2 ) để nhốt riêng từng con, nền chuồng đổ cát mịn.
Sau khi tách mẹ, gà vẫn được nhốt chung, cho đến 4-5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá nhau. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều, ngoài hai bữa chính gà còn tự đi kiếm ăn.
Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do)
– Cám gạo : 10%
– Bắp : 15%
– Lúa : 40%
– Cá tươi nấu chín : 15%
– Rau (cà chua, xà lách…) : 20%.
Theo kinh nghiệm với thành phần thức ăn như vậy đảm bảo đủ vitamin B1 (cám gạo loại tốt), cá tươi và rau bổ xung vitamin, khoáng, Protein, cà chua bổ sung vitamin C, bắp cung cấp năng lượng. Tuy nhiên cá tươi chỉ bổ sung cho gà nhỏ tới 4 tháng tuổi. Đặc biệt cần lưu ý khi dùng bắp, chỉ dùng lượng nhỏ để bổ sung khi gà đuợc 4-5 tháng tuổi thì không sử dụng nữa để tránh gà mập quá không đá được.
Ngoài ra cần bổ xung thêm can xi cho xương chắc bằng cách dùng bột vỏ sò nghiền nhỏ trộn với thức ăn hoặc dùng cốm can xi.
Giai đoạn huấn luyện và thi đấu (trên 24 tuần):
Chuồng nuôi được chia các ô nhỏ để nhốt riêng từng con, nền chuồng rải cát mịn để bảo vệ chân gà, máng ăn, uống được treo bên ngoài chuồng. Ổ đẻ bố trí mỗi con một ổ có lót rơm hoặc trấu. Mỗi lứa gà mái đẻ trung bình 12 quả, khoảng cách lứa là 3 tháng (nuôi con), một năm 3 lứa/mái. Nếu không cho gà ấp thì chỉ sau 1 tháng gà đẻ lại. Đặc biệt trứng gà được để nguyên tại ổ không di chuyển cất giữ như giống gà khác.
Chọn gà trống thi đấu có mỏ ngắn ít cong, gốc mỏ to, mắt sâu, cổ dài vừa phải hơi cong to khoẻ, chân cao, bụng thon, lông đuôi dài, vảy chân đều có vảy dắt nhỏ phía trên cựa. Theo kinh nghiệm người nuôi, những con gà có đặc điểm đặc biệt khác lạ “Dị tướng” là gà quí (lưỡng thiệt: lưỡi chẻ đôi; trữ thực tả: diều bên trái) có khả năng thi đấu rất tốt. Gà một năm tuổi mới thành thục về thể vóc, khối lượng gà trống có thể đạt 4-5,0 kg nhưng người ta thường khống chế khối lượng gà khoảng 3,0-3,5 kg để gà thi đấu tốt hơn.
Gà thay lông từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, thời gian này không cho gà thi đấu.
Việc huấn luyện quyết định gà chọi đá hay hoặc dở, trước khi huấn luyện chọn gà bằng cách cho gà đá thử 1-5 trận, con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, những con không đạt tiêu chuẩn giống loại bán hoặc giết thịt.
Gà đến 7 tháng tuổi đã thành thục về tính, gà trống đã gáy rõ tiếng. Lúc này tiến hành cắt lông vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
– Theo kinh nghiệm dân gian huấn luyện gà thi đấu bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm chân: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân. Tỷ lệ gà được huấn luyện thành công là rất thấp (15-20%) một đàn chỉ được 1-2 con.
Thức ăn chính là lúa, ngoài ra còn cho thêm rau giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn 1-2 bữa lươn hoặc thịt bò. Chăm sóc sao cho gà không mập quá, có cơ khoẻ săn chắc, chân vững. Gà trong thời gian huấn luyện cho ăn 180- 200 gam/con/ngày.
Khẩu phần cho một gà trống thi đấu (kg/ngày)
– Lúa : 0,25 kg
– Rau, giá : 0,10 kg
– Lươn, thịt bò : 0,10 kg.
Theo kinh nghiệm dân gian, việc phòng bệnh chủ yếu bằng việc vệ sinh chuồng trại, dinh dưỡng thức ăn hạn chế tối đa số gà bệnh. Đặc biệt đối với gà trống thi đấu khi sử dụng kháng sinh để trị bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức thi đấu của gà. Tuy nhiên, việc phòng bệnh vẫn cần áp dụng theo qui trình như các giống gà khác.
5.3. Môi trường nuôi giữ
Gà Chọi Bình Định thích hợp với vùng khí hậu nắng nóng như khu vực miền Trung. Do đặc điểm gà lông mỏng, ít lông nên chịu lạnh kém. Đã có nhiều người nuôi gà chọi Bình Định tại miền Bắc song đều không thành công.
Gà Chọi chỉ thích hợp nuôi trên nền đất, cát theo hình thức nuôi bán chăn thả. Chuồng gà trống thi đấu nên rải cát dày, có khu chăn thả ngăn cách với khu vực khác dùng phơi nắng và huấn luyện gà.
5.4. Hướng sử dụng
+ Lưu giữ nguồn gen thuần dùng để sản xuất gà thi đấu. Đồng thời làm vật liệu phục vụ lai tạo các giống gà lông màu hướng thịt.
Ngoài khả năng thi đấu gà Chọi Bình Định thịt săn chắc được người tiêu dùng ưa chuộng. Gà không đạt tiêu chuẩn giống loại thải là nguồn cung cấp thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Số gà trống loại ra dùng để lai tạo ra dòng gà thịt lông màu có phẩm chất thịt thơm ngon, có độ săn chắc phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Lý Văn Vỹ, Hoàng Văn Trường
- gà chọi li>
- khai thác nguồn gen li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Có bán gà giống không?