[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng 20/12/2020, UBND TP Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ và Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức Hội thi dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 3 năm 2020.
Hội thi Dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 3 là dịp để tôn vinh đội ngũ dẫn tinh viên, những người đã có nhiều đóng góp cho chương trình phát triển, cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò, nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi bò trên địa bàn thành phố. Thông qua Hội thi để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu ý nghĩa, vai trò của việc áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho bò; tạo điều kiện cho các dẫn tinh viên trên địa bàn thành phố có điều kiện được gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề thụ tinh nhân tạo cho bò.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, năm nay là một năm khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng Hội thi dẫn tinh viên giỏi năm 2020 vẫn được tổ chức là một trong những tiến bộ kĩ thuật rất quan trọng kết hợp công nghệ để tạo ra tỉ lệ sinh sản thành công ở cả bò thịt và bò sữa.
Công nghệ làm ra những tinh phân giới đã tạo ra động lực lớn về mặt công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng của bò sữa và bò thịt. Các dẫn tinh viên đã được đào tạo và thực hành việc thụ tinh nhân tạo để đảm bảo cho việc tỉ lệ sinh sản thành công cao. Chính vì thế hiện nay rất nhiều địa phương áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò thịt và bò sữa. TP Hà Nội là nơi đứng đầu về thụ tinh nhân tạo. Việc thụ tinh nhân tạo đã đạt 95%, 80% bò là bò lai.
“Hiện nay tinh phân giới là một công nghệ cao áp dụng cho sinh sản ở bò. Đối với bò sữa nhu cầu cần nhiều con bò cái. Tỉ lệ tạo ra bò cái đã đạt 96%. Còn đối với bò thịt chúng tôi vẫn mong chờ công nghệ tinh phân giới có thể giúp tạo ra nhiều bò đực để tăng nhanh kích thước và chất lượng trong quá trình chăn nuôi.
Trên cả nước, đối với bò sữa chúng ta áp dụng gần như là 100% phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đối với bò thịt có trên 6 triệu con, thụ tinh nhân tạo đã giúp tỉ lệ bò lai đạt 62%”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho hay.
Ông Cao Ngọc Hòa (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã xuất sắc đạt giải nhất cuộc thi.
Tham gia vòng chung khảo Hội thi Dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 3 năm 2020 có 10 thí sinh xuất sắc đại diện cho 10 huyện trên địa bàn thành phố được lựa chọn qua vòng thi sơ khảo được tổ chức vào tháng 11/2020. Các thí sinh trải qua 2 phần thi gồm: Thực hành tay nghề thụ tinh nhân tạo trên bò cái sống; Phần thi lý thuyết, các thí sinh bốc thăm để trả lời các câu hỏi kiến thức, xử lý các tình huống về công tác thụ tinh nhân tạo do Ban giám khảo đưa ra và bấm chuông trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến công tác thụ tinh nhân tạo cho bò.
Kết quả, Ban tổ chức trao giải nhất cho Dẫn tinh viên Cao Ngọc Hòa – huyện Ba Vì, Giải nhì trao cho Dẫn tinh viên Khoa Thanh Hương của huyện Chương Mỹ và dẫn tinh viên Phạm Văn Cao của huyện Mỹ Đức; Trao 3 giải Ba và 4 giải khuyến khích cho các Dẫn tinh viên tham dự Hội thi.
Ông Cao Ngọc Hòa chia sẻ: “Tôi rất hồi hộp và phấn khởi khi đạt được giải nhất cuộc thi. Cuộc thi này rất bổ ích đối với đội ngũ dẫn tinh viên. Thông qua cuộc thi, ngoài việc củng cố những kiến thức cũ thì chúng tôi còn học hỏi thêm được kinh nghiệm của các chuyên gia.”
Ông Tăng Xuân Lưu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bò đồng cỏ Ba Vì, Ban giám khảo cuộc thi: “Sau 3 lần tổ chức cuộc thi dẫn tinh viên giỏi, Ban tổ chức đánh giá năng lực cũng như trình độ của thí sinh rất tốt không chỉ về phần lý thuyết, thực hành mà còn là nhận thức. Chính điều đó đã làm nên thành công của chăn nuôi Hà Nội trong thời gian vừa qua.”
Một số hình ảnh tại hội thi dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 3:
Các thí sinh chuẩn bị dụng cụ bước vào phần thi thực hành thụ tinh nhân tạo cho bò.
Thí sinh đang dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ nước để giải đông tinh bò đông lạnh.
Lắp cọng rạ chứa tinh vào súng bắn tinh
Các thí sinh moi phân ở trực tràng bò (chuẩn bị cho dẫn tinh).
Thí sinh dùng khăn giấy vệ sinh lau cẩn thận mép âm hộ của bò
Thí sinh đang đưa súng bắn tinh vào trong
Ban giám khảo của hội thi
Giám khảo kiểm tra xem thí sinh đã đưa súng bắn tinh vào đúng vị trí hay chưa.
Kết thúc các phần thi, ban giám khảo chụp ảnh lưu niệm với các thí sinh
Sau phần thi thực hành, các thí sinh bước vào phần thi lí thuyết
Ban tổ chức, ban giám khảo chụp ảnh lưu niệm với các thí sinh đoạt giải
Sở NN&PTNT Hà Nội đã khen thưởng các cá nhân có thành tích trong xuất sắc trong tổ chức Hội thi Dẫn tinh viên giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 3 năm 2020.
Ảnh: Đỗ Lãnh
Nội dung: Tâm An
Phát biểu bế mạc cuộc thi, ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thành phố, Trưởng Ban tổ chức Hội thi một lần nữa đã nhấn mạnh những kết quả trong phát triển chăn nuôi bò trên địa bàn thành phố, trong đó có vai trò, tầm quan trọng của công tác thụ tinh nhân tạo, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chăn nuôi; Tôn vinh những đội ngũ Dẫn tinh viên trực tiếp thực hiện thụ tinh nhân tạo cho bò, góp phần nhân giống bò đảm bảo năng suất, chất lượng nhằm nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi trên toàn địa bàn thành phố…
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất