Xu hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn cho gà đẻ với mục tiêu giảm chi phí giá thành đang hình thành, nguyên nhân được cho rằng giá thành thức ăn hỗn hợp công nghiệp đang ở mức cao. Người chăn nuôi khó kiểm soát được giá thành loại thức ăn này.
Trong bài viết trước “Giảm chi phí khi chăn nuôi gà đẻ bằng TACN tự trộn” VietDVM đã cùng với các bạn tìm hiểu về lợi thế về giảm chi phí thức ăn bằng việc sử dụng thức ăn tự trộn cho gà đẻ. Trong bài viết cũng có nhắc tới sự chênh lệch giá thành giữa 2 loại thức ăn đồng thời cũng nói đến một số ưu nhược điểm của mỗi loại. Nếu chỉ đọc bài viết đó chúng ta thấy rằng sử dụng thức ăn chăn nuôi tự trộn cho gà đẻ sẽ giảm được rất nhiều chi phí đồng thời gia tăng được khá nhiều lợi nhuận cho trang trại.
Tuy nhiên để các trang trại chăn nuôi gà đẻ có thể tự trộn thức ăn từ những nguyên liệu có sẵn tại địa phương lại là điều không hề dễ dàng với mỗi chủ trại. Khó khăn từ việc lựa chọn nguyên liệu, công thức, cách thức thực hiện, máy móc, kiểm soát chất lượng … tất cả những khó khăn trên có thể được giải quyết chỉ với 4 bước sau đây, mỗi trại gà đẻ có thể có 1 công thức thức ăn phù hợp với giá thành hợp lý.
Tự trộn thức ăn chăn nuôi tại trại chăn nuôi gà đẻ
Bước 1: Chọn lọc và kiểm tra chất lượng nguyên liệu
Để xây dựng được khẩu phần thức ăn đáp ứng được nhu cầu của gà đẻ chúng ta cần phải nắm vững giá trị dinh dưỡng của các nguồn nguyên liệu dự kiến lựa chọn phối chế.
Một vài điểm cần lưu ý trong lựa chọn nguyên liệu:
– Nguồn năng lượng: Khi cần các thức ăn có năng lượng cao thì chủ yếu là hạt ngũ cốc như ngô, mì(sắn), cám gạo …. Cần lưu ý đến hàm lượng xơ của thức ăn. Nếu xơ nhiều sẽ làm giảm sự ngon miệng và độ tiêu hóa thức ăn.
– Nguồn protein: Nguồn protein cung cấp tốt nhất cho gà thường được sử dụng là đậu tương hoặc khô đậu.. Tuy nhiên để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu, nên phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein.
– Nguồn vi lượng: Khoáng, vitamin và các chất vi lượng khác có thể có ở trong các loại thực vật (vitamin), Khoáng có thể có ở các loại vỏ cua, sò, ốc, hến, tôm, bột xương, vỏ trứng…. với nguồn này hiện nay đã có các sản phẩm thương mại.
– Độc tố: Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng, do đó việc xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn là cần thiết, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.
– Biến đổi thành phần sinh hóa: Một số tài liệu có công bố về giá trị dinh dưỡng của một số nguồn nguyên liệu, tuy nhiên trong sử dụng nên lưu ý là chất lượng của nguyên liệu biến động theo khu vực, mùa, kỹ thuật chế biến và bảo quản. Do đó nên phân tích lại thành phần sinh hóa của nguyên liệu trước khi phối chế thức ăn.
– Premix và các acid amin: đây là sản phẩm được các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt dành cho mỗi công thức và mỗi thành phần của công thức. Cần tham vấn ý kiến nhà sản xuất trước khi sử dụng cho vật nuôi.
Các nguyên liệu thường dùng cho thức ăn tự trộn
Kiểm tra nguyên liệu
Trước khi lựa chọn nguyên liệu cho công thức và trước mỗi đợt sản xuất chúng ta cần kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu:
– Thành phần dinh dưỡng
– Nguồn nguyên liệu có sạch, có lẫn tạp chất.
– Nguồn nguyên liệu có đảm bảo an toàn
– Độc tố có lẫn trong nguyên liệu (đặc biệt độc tố nấm mốc)
– Giá thành
– ….
Kiểm tra định kỳ: việc kiểm tra, đánh giá định kỳ nguồn nguyên liệu giúp chúng ta có thể điều chỉnh, thay thế thành phần công thức giúp đảm bảo thức ăn luôn ổn định và phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của gà đẻ.
Trong việc lựa chọn nguyên liệu chúng ta cần chú ý tới việc luôn luôn tìm nguồn nguyên liệu mới, chất lượng tốt hơn, ổn định hơn, dễ dàng vận chuyển hơn, giá thành tốt hơn…
Bước 02: Xác định công thức
Sau khi đánh giá nguồn nguyên liệu tại địa phương và các nguồn cung cấp chúng ta có thể nghĩ tới việc xây dựng một công thức cho đàn gà đẻ.
Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ trang trại xây dựng công thức cũng như sử dụng Premix của công ty. Chúng ta cần lựa chọn những doanh nghiệp uy tín trên thị trường để hợp tác, đồng thời chúng ta cũng luôn có sự đánh giá về chất lượng và giá thành của sản phẩm để có thể điều chỉnh công thức hay thay đổi công thức nếu thấy nó không còn phù hợp.
Bước 03: Lựa chọn hình thức trộn thức ăn.
Việc tự trộn thức ăn cho gà đẻ tại trại sẽ được thực hiện như sau:
– Sau khi các nguyên liệu được xử lý (làm chín, làm khô, loại bỏ độc tố ..) sẽ được nghiền nhỏ
– Tỷ lệ các nguyên liệu được lấy theo công thức
– Trộn đều (giai đoạn này có thể thứ tự các nguyên liệu dược cho vào hỗn hợp chung khác nhau ở mỗi công thức)
– Có thể lựa chọn ép viên hoặc sử dụng trực tiếp cho gà
Với tiến trình như vậy chúng ta có thể thấy việc tự trộn thức ăn tại nhà không cần thiết phải có quá nhiều máy móc (với quy mô nhỏ), mà chúng ta có thể hoàn toàn tự trộn.
Bước 04: Bảo quản sản phẩm
Chúng ta nên sản xuất thức ăn cho gà theo ngày hoặc sản xuất 3-5 ngày để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới tránh tình trạng thức ăn bị xuống cấp do điều kiện bảo quản không đạt.
Về việc bảo quản thức ăn chăn nuôi tự trộn tương tự như việc bảo quản thức ăn hôn hợp công nghiệp.
– Sử dụng bao 2 lớp (có lớp ni-lông bên trong) tránh ẩm mốc để đựng thức ăn.
– Sử dụng kho để bảo quản thức ăn tránh côn trùng và chuột
– Thức ăn thừa cần được thu lại và xử lý. Không cho gà ăn thức ăn cũ, ẩm mốc và mất mùi.
Trên đây là 4 bước cơ bản để có những sản phẩm thức ăn tự trộn cho gà đẻ tại nhà mà không tốn quá nhiều chi phí.
Sau khi có những sản phẩm đầu tiên chúng ta cần định kỳ kiểm tra đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp với đàn gà đẻ của trại. Khi trại có bất kỳ bất thường gì cần liên hệ ngay với người tư vấn công thức để có những điều chỉnh phù hợp.
Nguồn: VietDVM
- phối trộn thức ăn li>
- tự trộn thức ăn li>
- thức ăn tự trộn li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất