4 bước thiết lập an toàn sinh học tại các trại heo và gợi ý phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ASF) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • 4 bước thiết lập an toàn sinh học tại các trại heo và gợi ý phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ASF)

    Phòng bệnh là phương thuốc tốt nhất. An toàn sinh học là tất cả công việc ngăn chặn mầm bệnh khỏi trang trại (an toàn sinh học từ bên ngoài) và tránh rơi vãi những gì đã có bên trong trang trại (an toàn sinh học từ bên trong).

    4 bước thiết lập an toàn sinh học tại các trại heo và gợi ý phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ASF)

    Ảnh: GettyImages, RGtimeline

     

    Quản lý tốt sức khỏe không nhất thiết phải cần kĩ thuật cao: áp dụng ý thức chung và thói quen thường xuyên trong thực tiễn công việc tại trang trại theo một cách lâu dài để đảm bảo thành công. Dưới đây là bốn bước để thiết lập an toàn sinh học mạnh mẽ tại trang trại của bạn

     

    Bốn bước thiết lập an toàn sinh học:

     

    • Xác định tình trạng sức khỏe của toàn trang trại
    • Loại bỏ các bệnh lây truyền theo chiều dọc
    • Tránh lây nhiễm
    • Triển khai chương trình tiêm chủng

     

    BẮT ĐẦU

     

    Điểm khởi đầu là xác định hoặc thiết lập tình trạng sức khỏe của toàn trang trại, có thể liên quan nhất đến môi trường tại địa phương, dịch tễ học và khoảng cách gần nhau của các trang trại khác. Các mầm bệnh có thể truyền từ mẹ, chẳng hạn như Mycoplasma, virus hội chứng hô hấp và sinh sản heo (PRRSv) và Actinobacillus Pleuropneumonia (APP), phải được loại bỏ khi khởi sự một trang trại chăn nuôi heo. Sau đó, nên tập trung vào các chương trình an toàn sinh học để cố gắng tránh các bệnh truyền nhiễm khó loại trừ. Cuối cùng, cần thực hiện các chương trình tiêm chủng vắc-xin chống các mầm bệnh không thể loại bỏ như: E. coli K88/F18, Lawsonia intracellularis, PCV-2, PRRSv, Streptococcus và Haemophilus

     

    VỊ TRÍ TRANG TRẠI

     

    Nếu có thể, trang trại nên được đặt trong một khu vực không có heo, cách trại khác ít nhất 6 km. Một số mầm bệnh có thể tồn tại bên ngoài heo trong 4 ngày (PRRSv) đến 18 tháng trong trường hợp virus gây dịch tả heo châu Phi (ASFv). Bacillus anthracis có thể tồn tại vô thời hạn trong đất và một số mầm bệnh có thể di chuyển cùng với các hạt bụi nhỏ hoặc giọt nhỏ trong một vài mét (APP, Pasteurella, Mycoplasma hyopneumoniae và M. hyosynoviae, Haemophilus, Streptococcus), cho đến 3km (SIV, PRCV) hoặc 5 km (PRRSV), và thậm chí lên tới 9 km (virus bệnh Aujeszky, virus bệnh lở mồm long móng). Lọc không khí có thể rất cần thiết ở những khu vực có mật độ heo cao.

     

    CHUỒNG NUÔI

     

    Chuồng nuôi nên có sàn được lắp đặt với chất lượng tốt, và điều kiện môi trường tốt (thông gió, nhiệt độ). Các mức mật độ (hạn mức cho phép m2 và m3) phải được chú ý và cần thực hiện hệ thống cùng vào / cùng ra theo từng ô chuồng, có vệ sinh và khử trùng giữa các lứa. Cần có chỗ nuôi riêng cho thú bệnh.

    4 bước thiết lập an toàn sinh học tại các trại heo và gợi ý phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ASF)

    Hình 1. Một hệ thống ‘Vào kiểu Đan Mạch’

     

    Nên bố trí một phòng thay đồ chuyên dụng cho khách ở nơi có thể, Khách đến thăm cần được phun sát trùng bằng vòi sen và mặc quần áo của trại. Bất kỳ thiết bị dụng cụ nào đi vào trại tốt nhất là đồ mới và phải được vệ sinh và sát trùng kỹ lưỡng trước khi mang vào (bức xạ UV). Các vật liệu phải có chất lượng tốt, dễ lau chùi và bảo trì

     

    AN TOÀN SINH HỌC NỘI BỘ TRẠI

     

    An toàn sinh học nội bộ đòi hỏi có người chuyên, thiết bị (xô, bàn chải, xẻng, v.v.) và quần áo có màu sắc khác nhau cho mỗi khu nuôi: hậu bị, nái, heo con và heo vỗ béo. Đừng băng qua các lối đi dành cho thú hoặc lối đi giữa các chuồng, và luôn thay và vệ sinh giày ủng tại trạm rửa ủng khi ra khỏi khu vực làm việc và sau khi vào ô chuồng bệnh.

     

    KHỬ TRÙNG

     

    Thuốc khử trùng chỉ được sử dụng sau khi làm sạch, vì một số ít chỉ có tác dụng tẩy rửa (các hợp chất proxygen, iodophors, các hợp chất amoni bậc bốn hoặc QAC). Có nhiều loại: sản phẩm dạng clo, peroxygen, phenol không clo hóa, phenol clo hóa, iodophors và QAC. Ưu tiên nên dùng sản phẩm hiệu quả nhất, an toàn nhất. Ví dụ như các hợp chất peroxygen có thể được sử dụng một cách an toàn dưới dạng bình phun vì chúng không ăn mòn, và là chất tẩy uế, và hoạt động với sự có mặt của chất hữu cơ. Chúng hoạt động nhanh và hiệu quả trên vi khuẩn và virus, không để lại dư lượng, không gây bẩn, không độc hại hoặc không gây kích ứng và phù hợp cho việc ngâm chân.

     

    CHỦNG NGỪA

     

    Xác định nguy cơ lây nhiễm theo dịch tễ học của khu vực địa phương sẽ tạo cơ sở cho lịch tiêm phòng vắc-xin. Một số vắc-xin được chọn để bảo vệ trực tiếp heo nái và kích thích miễn dịch bảo vệ heo con thông qua sữa non (parvovirus, leptospira, erysipelas, Salmonella, Lawsonia intracellularis, Mycoplasma, SIV, PRRSv) và một số khác được cung cấp trực tiếp cho heo con (SIV, E.coli, Clostridium perfringens týp A và C, PRRSv, rotavirus, Mycoplasma, PCV2, APP, v.v.). Thời gian phụ thuộc vào sự biến mất của miễn dịch mẹ và sự truyền nhiễm xảy ra hay dấu hiệu bệnh xuất hiện sớm ra sao. Vì tiêm chủng sẽ không bao giờ bảo vệ 100%, an toàn sinh học và thực hành quản lý tốt vẫn là điều cần thiết.

     

    DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI

     

    Gần đây, dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát ở nhiều quốc gia đã tạo ra nguyên nhân nghiêm trọng gây lo ngại trong toàn ngành chăn nuôi heo. Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã ban hành một chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm nêu bật các biện pháp phòng ngừa chung mà các nhà chăn nuôi heo có thể thực hiện để hạn chế nguy cơ lây lan ASF.

     

    Các biện pháp phòng ngừa chung từ OIE cho người chăn nuôi heo thương mại

     

    • Khai báo bất kỳ trường hợp đáng ngờ nào (đã chết hoặc còn sống) cho Phòng Thú y
    • Đảm bảo rằng tất cả công nhân và khách vào trại của bạn biết về các quy tắc an toàn sinh học
    • Vệ sinh và khử trùng vật liệu và thiết bị dụng cụ ra vào trại
    • Ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với heo rừng. Thực hiện các biện pháp cách ly kiểm dịch đối với heo mới vào trại
    • Không cho ăn thức ăn thừa hoặc phế phẩm nhà bếp chưa được xử lý có chứa thịt

    4 bước thiết lập an toàn sinh học tại các trại heo và gợi ý phòng ngừa dịch tả heo châu Phi (ASF)

    Hình 2. Phòng ngừa Dịch tả Heo châu Phi | Nguồn: OIE

    Nguồn: Biomin

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.