[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các chuyên gia nông nghiệp đã chỉ ra rằng vấn đề cốt lõi trong phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi chính là đảm bảo vệ sinh an toàn trong các trang trại chăn nuôi. Vì vậy, để ngăn chặn ASF một cách hiệu quả, Mavin khuyến cáo bà con thực hiện các giải pháp kiểm soát an toàn sinh học và nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch bệnh dưới đây:
A. “5 KHÔNG” TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
1. Không giấu dịch
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết
3. Không giết mổ tiêu thụ
4. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt
5. Không vứt heo chết ra môi trường
B. “10 CẤM” TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
“01 CẤM” sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho heo ăn
- Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt heo, các sản phẩm chế biến thịt heo nhiễm virus ASF à Sử dụng là thức ăn thừa không được đun nấu cho heo ăn có nguy cơ nhiễm ASF rất cao
- Ở Trung Quốc và Việt Nam đã ghi nhận nhiều ổ dịch ASF ở các nông hộ, trang trại nhỏ xảy ra do sử dụng thức ăn thừa không được nấu chín
“02 CẤM” đưa thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo từ bên ngoài vào trang trại.
- Cấm mang thịt heo và các sản phẩm chế biến từ thịt heo ở bên ngoài vào trong trại chăn nuôi.
- Có thể sử dụng heo nuôi tại trại làm thực phẩm
- Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại.
- Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas
“03 CẤM” động vật hoang dã vào trại heo, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại.
- Cấm các loại động vật (lợn hoang, chó, mèo, rơi. Chuột), đặc biệt là heo rừng có khả năng mang mầm bệnh và là động vật mang trùng và truyền lây chính.
- Xây dựng tường rào để ngăn chặn động vật từ bên ngoài xâm nhập vào bên chăn nuôi trong trại
- Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại.
“04 CẤM” người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép
- Cấm người chăn nuôi, người tiếp xúc với heo (người mua bán, vận chuyển heo vào trại.
- Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly theo quy định mới được vào trong trại
- Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút.
- Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.
“05 CẤM” mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi.
- Cần cấm hoặc hạn chế tối đã việc mang các dụng cụ, thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi nếu không cần thiết.
- Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ uv tối thiểu 5 phút
- Tuyệt đối không mang theo túi sách, ví vào trong chuồng nuôi.
“06 CẤM” xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, heo
- Tuyệt đối cấm xe chở heo, chở phân, vỏ bao, xe cám, thuốc vào trong khu vực chăn nuôi.
- Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly theo quy định vào đỗ tại những nơi quy định
- Xuất bán heo tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán heo
“07 CẤM” tuyệt đối các xe mua heo sống, xe mua heo loại vào trong trang trại chăn nuôi
- Xe mua heo từ các thương lái tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, dễ làm lây lan mầm bệnh từ các điểm bán thịt heo – lò mổ – trang trại khác đến trại của mình
- Trang trại cần bố trí đường dẫn heo ra cầu cân cách xa trại à vệ sinh sát trùng trước và sau khi bán.
- Nên vận chuyển heo bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.
“08 CẤM” vận chuyển heo giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi
- Heo giống, hậu bị thay đàn được nhập vào trại có thể nhiễm mầm bệnh từ trại xuất hoặc trên đường vận chuyển qua vùng dịch vào trại nhận.
- Tự sản xuất hậu bị thay đàn hoặc cần đóng kín đàn vật nuôi trong thời gian có dịch.
- Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kỳ à đảm bảo mới cho nhập đàn
“09 CẤM” sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho heo
- Tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao khi sử dung các nước mặt từ sông, suối, hồ chứa tự nhiên.
- Sử dung nước máy, nước ngầm đã xử lý làm nước dung cho chăn nuôi
- Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho heo cần khử trùng bang Chloramin B
“10 CẤM” bán hoặc giết mổ heo ốm, cheo chết
- Tuyệt đối không bán hoặc đưa heo ốm, chết ra khỏi trại.
- Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi do từ xe khách đến mua heo chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác
- Bán – giết mổ heo ốm, heo chết là hành vi vi phạm pháp luật
C. “08 GIẢI PHÁP” THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT AN TOÀN SINH HỌC
1. Vệ sinh sát trùng toàn trại:
- Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại, nồng độ sát trùng 1/200 (1 lít sát trùng/200 lít nước sạch).
- Rắc vôi hoặc dội nước vôi lối đi, hành lang và xung quanh chuồng (2 ngày 1 lần), trước các cổng ra vào trại rắc vôi kéo dài 50 m tính từ cổng trại, 2 ngày 1 lần, rắc phủ kín bề mặt, mưa trôi phải rắc lại ngay.
- Lưu ý: khi phun sát trùng về mặt phải đạt tối thiểu 3 lít/10 m2.
2. Kiểm soát phương tiện vào/ra trại:
a. Đối với phương tiện vào trại
- Xe vận chuyển heo: Phải được rửa sạch toàn bộ và khô, đặc biệt sàn xe – thành xe trước khi vào khu sát trùng ở cộng trại.
- Các phương tiện vào trại phải được xịt sạch bùn đất dính ở bánh xe, gầm xe và xung quanh xe trước khi qua cổng sát trùng.
- Tất cả các phương tiện trước khi vào công trại tiến hành phun kỹ thuốc sát trùng nồng độ 1/200 bằng máy phun áp lực cao toàn bộ các phương tiện: xe vận chuyển heo, xe cám, xe thuốc, xe cán bộ công nhân, kỹ sư ra vào trại.
- Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi.
- Khi vào trại chăn nuôi phải đăng ký tên và biển số xe với bảo vệ
b. Đối với phương tiện ra khỏi trại
- Thực hiện phun sát trùng như khi vào trại.
- Khi ra khỏi trại cần thông báo điểm đến tiếp theo cho kỹ sư hoặc quản lý trại và thông báo tới admin thú y để theo dõi và kiểm soát.
c. Kiểm soát người ra vào khu vực chuồng nuôi:
- Tuyệt đối không cho khách, người lạ vào trại chăn nuôi khi chưa có sự đồng ý của cấp trên trực tiếp.
- Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, chủ trại và khách thăm trại phải thay quần áo, đi qua sát trùng (nếu có) khi vào trại chăn nuôi
- Bắt buộc 100% công nhân, kỹ sư, quản lý, nhân viên công ty và khách thăm trại (khi được cho phép) phải bỏ toàn bộ quần áo thường ngày tại cổng, đi qua sát trùng, tắm sạch và thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng bảo hộ trước khi vào khuân viên trại, đồng thời thực hiện ở cách ly bên ngoài tối thiểu 48h (2 ngày) mới được vào khu chăn nuôi.
- Kỹ sư, công nhân và khách đi lại trong khu vực chăn nuôi theo đúng khu vực quy định, không ra vào khu vực không được phép.
- Khi có dịch bệnh xảy ra cần thực hiện di chuyển trong trại theo hướng dẫn của Quản lý trại và Phòng Thú y.
4. Chậu sát trùng nhúng ủng đầu các dãy chuồng:
- 100% đầu các dãy chuồng, tại vị trí cửa ra vào bắt buộc phải có chậu nhúng ủng sát trùng và thực hiện nhúng ủng kỹ trước khi vào và ra khỏi chuồng nuôi.
- Nước sát trùng thay và rửa chậu 2 lần vào cuối mỗi buổi làm việc, nồng độ sát trùng 1/150.
5. Kiểm soát Động vật nuôi và Côn trùng trung gian lây truyền mầm bệnh:
- Kiểm soát ruồi, muỗi, chuột, gián: Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẩy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh.
- Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi heo.
6. Kiểm soát và chủ động thực phẩm sử dụng trong trại:
- Cấm không sử dụng thịt heo và sản phẩm chế biến từ thịt heo mua từ bên ngoài làm thực phẩm sử dụng trong trại.
- Tuyệt đối không được mua, đưa vào và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc sử dụng cho trại.
- Tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng đang diễn ra rất phức tạp nên toàn bộ thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò không được đưa vào và sử dụng trong trại cho đến khi có thông báo mới.
7. Xử lý nguồn nước sử dụng cho heo:
- Tuyệt đối không sử dụng nước sông làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi.
- Đối với các trại sử dụng nước mặt (Ao, hồ) phải thường xuyên kiểm ra, kiểm soát tình trạng nguồn nước, đặc biệt tuyệt đối không vứt xác động vật chết xuống ao sử dụng nước cho chăn nuôi.
- Tuyệt đối không sử dụng nước sông dùng cho chăn nuôi
- Nguồn nước sử dụng phải được lọc (cát, hệ thống lọc), để lắng và pha Clorine 4 gam/m3 hàng ngày vào cuối buổi chiều tại thời điểm bơm nước lên bể. Sau khi pha Clorine để tối thiểu 30 phút mới bắt đầu có thể sử dụng cho heo.
8. Xử lý xác heo chết:
a. Tuyệt đối không bán xác heo chết ra khỏi trại hoặc vứt xác heo chết bừa bãi
b. Tiến hành thu gom, chôn lấp/ đốt xác đúng kỹ thuật
- Thực hiện việc thu gom, nấu hoặc chôn xử lý xác heo chết sau giờ làm việc hàng ngày (sau 17h00).
- Lưu ý: Đối với trại đang có dịch, xác heo chết, nhau thai phải đưa ra khỏi trại bằng đường sau quạt hút gió.
c. Nấu chín hoặc thiêu đốt tại nơi quy định
d. Nếu chôn lấp: Cần chôn ngay ở trong trại và cách xa nguồn nước
- Hố chôn heo có kích thước tuỳ thuộc vào khối lượng xác heo cần chôn, nhưng đảm bảo độ cao lớp đất từ xác heo đến mặt đất tối thiểu 0.5m
- Trước khi chôn lấp phải rải một lớps vôi bột dày 5cm ở đáy hố và bề mặt hố chôn, lớp đất phủ trên hố chôn phải dày ít nhất 1m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy gây sụt, lún hố chôn
- Sau khi lấp hố nện chặt và theo dõi tình tạng hố chôn có bị đào bới hoặc bốc mùi hay không để xử lý.
Nguyễn Văn Minh
Animal Health Manager
- an toàn sinh học li>
- chống dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất