[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù thời gian gần đây, năng suất và hiệu quả của ngành chăn nuôi lợn đã được cải thiện đáng kể, song vẫn còn thấp hơn so thế giới và ngay cả trong khu vực. Bất cập trong sản xuất lợn giống là một trong những nguyên nhân cần được khắc phục. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn đọc về các giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam.
Những bất cập trong sản xuất lợn giống
Chất lượng lợn giống chưa tốt
Cả nước có khoảng 195 cơ sở giống lợn cấp giống cụ kị (GGP) và ông bà (GP), với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó: 10 cơ sở với 4,4 ngàn nái GGP và GP được quản lý trực tiếp của Bộ NN và PTNT cho thấy tỷ lệ đàn giống được quản lý quá thấp. Chất lượng đàn lợn giống GGP và GP nhập ngọai trong các cơ sở giống nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về giống: năng suất sinh sản thấp (chỉ đạt 18-20 con cai sữa/nái/năm); sinh trưởng thấp (giai đoạn 25-100 kg chỉ đạt 600-750 g/ngày).
Đàn lợn giống của các cơ sở giống thuộc Công ty CP và vốn nước ngoài có quy mô lớn như Công ty CP Việt Nam là 25,6 ngàn nái GGP và GP; Công ty Darby-JC có 5,0 ngàn nái GP và một số Công ty khác như San Miguel, JAPFA có khoảng 1,0-2,0 ngàn nái GP. Chất lượng đàn lợn giống của các cơ sở này không đồng đều và không được quản lý chặt chẽ.
Sở dĩ, chất lượng giống lợn tại nước ta chưa tốt là do nhiều nguyên nhân, song nổi cộm nhất là:
Kiến thức của người làm giống lợn còn non kém
Người chỉ đạo và thực hiện công tác giống lợn của nhiều cơ sở giống tại nước ta còn yếu kém, yếu về kiến thức di truyền học dẫn đến hiểu biết về công tác tạo chọn và nhân giống chưa chuẩn. Thực tiễn, khó có thể tìm thấy cán bộ kỹ thuật vững về di truyền giống trong các cơ sở giống lợn. Nhiều cơ sở giống giao trách nhiệm cho người làm giống không có kiến thức về di truyền giống: chưa được đào tạo về những kiến thức cơ bản của di truyền học dẫn đến không áp dụng được di truyền học vào công tác giống. Đây là hạn chế lớn nhất làm cho giống lợn của nước ta không tiến triển tốt. Chưa hết, hiểu và vận hành toán tin học vào chọn lọc và nhân thuần giống lợn quá yếu của một số người trong các cơ sở giống. Thậm chí, một số người vì lợi nhuận nên cố tình chọn giống lợn “một cách thiếu đạo đức và trách nhiệm”. Chính vì vậy, công tác chọn giống mà cơ sở dữ liệu giống bằng các công nghệ thông tin tiên tiến còn rất yếu kém dẫn đến công tác giống lợn không đáp ứng yêu cầu.
Trang thiết bị phục vụ cho chọn giống còn thô sơ, lạc hậu và thiếu đồng bộ
Trang thiết bị phục vụ cho chọn giống còn thô sơ, thiếu đồng bộ và đang còn lạc hậu, chưa tiến kịp các nước chăn nuôi tiên tiến. Ngay cả tại các cơ sở giống Quốc gia đã được trang bị một số trạm kiểm tra năng suất cá thể tự động, song do thiếu đội ngũ kỹ thuật và quản lý bảo dưỡng thiết bị chuyên nghiệp chưa tốt, nên hiệu quả sử dụng thấp, không phát huy hết tác dụng của máy móc. Các cơ sở giống địa phương, hầu như không được trang bị bất kỳ máy móc thiết bị chọn giống nào ngoài một vài máy siêu âm mỡ lưng cầm tay.
Kỹ thuật chọn lọc và nhân giống còn bất cập
Công nghệ chọn lọc và nhân giống tiên tiến của thế giới tuy đã được áp dụng, song còn hạn chế, kể cả những trại giống GGP. Phương pháp đánh giá di truyền tiên tiến dựa trên giá trị giống bằng BLUP hay GEN-BLUP mới chỉ được áp dụng ở một vài cơ sở giống GGP và GP. Thực tế, phương pháp chọn lọc hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào giá trị kiểu hình là phổ biến ở hầu hết các cơ sở giống lợn trên toàn quốc nên hiệu quả chọn lọc không cao, tiến bộ di truyền trong toàn bộ hệ thống giống lợn rất thấp.
Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá chọn lọc và quản lý đàn giống còn nghèo nàn và thiếu đồng bộ ở hầu hết các cơ sở giống, kể cả các trại giống Quốc gia. Hệ thống biểu mẫu, sổ sách theo dõi và thu thập dữ liệu chưa thống nhất giữa các trại, phương pháp thu thập và quản lý còn rất thủ công (ghi chép trên giấy) hoặc đơn giản (trên máy tính). Do vậy, các thông tin năng suất thu thập được trên đàn lợn giống rất khác nhau giữa các trại giống dẫn đến rất khó có thể so sánh chất lượng giống giữa các trang trại để áp dụng chương trình chọn giống liên kết (LINK) giữa cá trại. Hệ thống quản lý dữ liệu hệ phả ở một số cơ sở giống không có hoặc rất yếu kém, tùy tiện theo từng trại và chưa áp dụng hệ thống mã số, nên khó có thể truy xuất nguồn gốc con giống.
Hệ thống chuồng trại chưa thích hợp
Chuồng trại của nhiều cơ sở chăn nuôi chưa hợp lý nên khi bố trí hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu trong điều kiện khí hậu nhiệt đới vẫn chưa được phát huy tác dụng. Kiểu chuồng kín với hệ thống thông thoáng nhân tạo cho phép khống chế được các điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi hay hệ thống phân phối thức ăn tự động ít được tìm thấy trong các cơ sở chăn nuôi ở ta. Thay vào đó là hệ thống chuồng hở vẫn đang phổ biến và luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những điều kiện thời tiết luôn thay đổi theo mùa, thậm chí thay đổi giữa ngày và đêm, đặc biệt trong mùa hè nóng ẩm dẫn đến lượng thức ăn ăn vào của lợn quá thấp. Ví dụ, lợn nái nuôi tại các cơ sở giống nước ta trung bình ăn mỗi ngày 4-5 kg khi nuôi trong chuồng hở và 6,5 kg/ngày khi nuôi trong chuồng kín. Số liệu này cho thấy lượng thức ăn ăn vào thấp hơn rất nhiều so với ở Đan Mạch (9-10 kg/ ngày, có con đạt tới 12 kg/ ngày), dẫn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ loại thải và sống đến cai sữa cũng như khối lượng cai sữa rất thấp. Do vậy, năng suất lợn nái và thịt ở nước ta đều rất thấp. Ngoài ra, hệ thống máng ăn thủ công gây tốn kém nhiều nhân lực, rơi vãi nhiều đã làm tăng chi phí, giá thành sản xuất.
Vùng sinh thái |
Tình hình sản xuất tinh |
Kết quả về tỷ lệ TTNT của đàn lợn nái năm 2013 |
Thống kê đàn lợn đực giống nhảy trực tiếp trên địa bàn |
|||
Số lợn đực giống sản xuất tinh (con) |
Số liều tinh sản xuất/năm (liều) |
Tổng đàn lợn nái (con) |
Số lợn nái quy đổi được TTNT/năm |
Số lợn đực giống phối trực tiếp (con) |
Trong đó: số lợn được kiểm tra NSCT (con) |
|
ĐB sông Hồng |
1.089 |
2.458.810 |
1.043.959 |
574.692 |
9.809 |
1.236 |
TD & MNPB |
1.171 |
889.621 |
929.888 |
267.731 |
36.194 |
2.696 |
BTB&DHMT |
740 |
1.483.386 |
806.710 |
410.303 |
11.812 |
273 |
Tây Nguyên |
1.105 |
332.355 |
563.309 |
167.427 |
2.227 |
162 |
Đông Nam Bộ |
3.655 |
3.765.549 |
175.902 |
164.597 |
485 |
96 |
ĐB SCL |
2.045 |
1.918.579 |
336.537 |
255.083 |
2.972 |
124 |
Tổng |
9.805 |
10.848.300 |
3.856.305 |
1.839.834 |
63.499 |
4.857 |
Giải pháp nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam
Để nâng cao chất lượng giống lợn tại Việt Nam, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Giải pháp đầu tiên là phải đánh giá, quản lý tốt đàn đực giống và nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo (TTNT). Trước mắt, việc đánh giá đúng chất lượng đàn lợn đực giống để từ đó quản lý được chúng và nâng cao tỷ lệ TTNT là giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả hữu hiệu nhất. Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014 có 9.805 lợn đực giống được sử dụng phối giống bằng TTNT, chiếm 13%, sản xuất được 10.848.300 liều tinh/năm. Như vậy, tỷ lệ lợn thương phẩm sinh ra từ TTNT quá thấp. Trong lúc đó, 63.499 lợn đực giống đang được sử dụng phối giống trực tiếp trong các nông hộ thì chỉ có 4.587 con được kiểm tra năng suất cá thể chứng tỏ chất lượng đực giống không được bảo đảm dẫn đến năng suất đàn lợn thương phẩm nước ta quá thấp. Vì vậy, việc TTNT cho đàn nái cần được đẩy mạnh. Hiện nay, số lượng lợn nái được TTNT quá thấp: theo quy đổi thì số lượng lợn nái được TTNT trong năm chỉ có 1.839.834 con so với tổng đàn nái. Vì vậy, đàn lợn sinh ra từ TTNT chiếm tỷ lệ rất thấp dẫn đến năng suất của chúng không thể đạt cao.
Vì vậy, đánh giá đực giống để từ đó quản lý và sử dụng phối giống bằng TTNT là giải pháp cấp bách nhất để nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi lợn nước ta. Bộ NN&PTNT cần có những chế tài đối với đàn lợn đực giống sau khi đã được đánh giá, phải quản lý chặt chẽ và nâng tỷ lệ phối giống bằng TTNT thì năng suất ngành chăn nuôi lợn mới được tăng lên và ngành chăn nuôi lợn mới thực sự có hiệu quả.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đức
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất