Khi nói đến stress nhiệt, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ các biện pháp điều chỉnh quản lý vật nuôi và cơ sở vật chất, mà còn điều chỉnh công thức thức ăn. Một thức ăn hè thích hợp có thể làm giảm lượng nhiệt sinh ra trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, cải thiện sự thoải mái và sức khoẻ của động vật. Ngoài ra, có sáu chất phụ gia có tác dụng hỗ trợ giúp thêm về vấn đề này.
Ảnh minh họa
1. Natri bicacbonat bổ sung đến 0,1 phần trăm có thể cải thiện lượng thức ăn ăn vào, đặc biệt ở thú lớn. Việc cung cấp natri bicacbonat cho lợn con không được khuyến khích do thành phần này có xu hướng làm tăng độ pH dạ dày. Tốt nhất nên sử dụng một liều lượng thấp hơn khi có thể để tránh sự mất cân bằng điện giải của khẩu phần tối ưu.
2. Kali clorua (và amoni clorua) đã được chứng minh là cải thiện hiệu suất tăng trưởng, đặc biệt là ở gà thịt, nhưng chỉ khi được sử dụng trong bối cảnh để cân bằng điện giải khẩu phần. Nên tránh bổ sung quá nhiều muối này.
3. Vitamin C, mặc dù động vật có vú hoặc gia cầm không đòi hỏi trong điều kiện bình thường, nhưng vitamin C đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng của stress nhiệt bằng cách giảm stress oxy hoá và cải thiện miễn dịch trong điều kiện căng thẳng. Kết quả tốt nhất khi được sử dụng với hàm lượng tối ưu của vitamin E và selenium (Se hữu cơ hấp thu tốt hơn), Vitamin E và Se là một phần của gói chống oxy hoá, đặc biệt trong chế độ ăn giàu chất béo.
4. Betaine được biết đến như là một chất nhường nhóm methyl (một phần nhu cầu về methionine), betaine cũng là một chất điều chỉnh osmo mạnh, có lợi cho động vật bị mất nước (chẳng hạn nái đang cho con bú cần uống đủ nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa). Betaine hoạt động bằng cách cân bằng lượng nước trong tế bào, và làm giảm tác động tiêu cực của các ion vô cơ tích tụ làm mất ổn định các enzyme tế bào và các protein khác (điều này xảy ra khi các muối được mô tả ở trên bị sử dụng quá mức) Betaine đặc biệt hữu ích trong trường hợp động vật chỉ có nước mặn để uống ví dụ trường hợp ở những khu vực ven biển.
5. Sodium zeolit là một loại đất sét tự nhiên (và cũng là một chất hấp thụ mycotoxin tốt) đã được chứng minh là làm giảm tác động của stress nhiệt (đối với gà đẻ, nhưng có thể được giả định một cách an toàn rằng sodium zeolit sẽ có tác dụng tương tự ở thú dạ dày đơn khác, điều này cần được xác minh thêm). Mặc dù phương pháp hoạt động chính xác của sodium zeolit không được biết đến, nhưng người ta suy đoán rằng zeolit natri hoạt động như một chất đệm trong hệ thống dạ dày-ruột, giảm hiện tượng kiềm có liên quan đến việc thở dốc (hổn hển) của thú.
6. Enzyme (ở đây chúng tôi chỉ xem xét carbohydrase) được sử dụng trong quá trình stress nhiệt có thể làm tăng mật độ năng lượng thức ăn để giảm lượng ăn vào. Thực tiễn này được thực hiện cùng với việc cắt giảm chất xơ thô, chất tạo ra nhiều nhiệt nhất từ quá trình tiêu hóa. Tăng lượng dầu, mỡ trong khẩu phần tạo ra nhiệt ít nhất. Không có sự điều chỉnh công thức hoặc chất bổ sung đơn lẻ nào có thể bù đắp hoàn toàn những tác động tiêu cực của stress nhiệt, nhưng, khi là một phần của một chương trình toàn diện, các chất phụ gia này có thể giúp phục hồi một phần năng suất bị mất.
Biên dịch: Acare VN Team (theo WATTAgNet)
Nguồn tin: Acare VN
- chăn nuôi hiệu quả li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- chăn nuôi mùa nóng li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất