Phù nề là một bệnh phổ biến thường gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, mỗi năm trên thế giới có đến hàng triệu heo mắc phải. Bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các triệu chứng thường gặp bao gồm: mí mắt sưng, thỉnh thoảng tiêu chảy, đi khập khiễng, ăn không ngon, năng suất kém, da xù xì, và tỷ lệ loại thải cao.
Tiêm ngừa và nâng cao tình trạng sức khỏe động vật trong suốt quá trình chăn nuôi là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh phù nề. Tuy nhiên, nhiều trang trại trên thế giới có điều kiện chăm sóc và quản lý tốt nhất thì phù nề vẫn xuất hiện. Trong trường hợp này, dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng, khi không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh.
Ảnh minh họa
Bệnh do một số chủng huyết thanh của khuẩn Escherichia coli gây ra. Như vậy, bất kỳ phương pháp dinh dưỡng nào kháng lại khuẩn coli hiệu quả, cũng sẽ hiệu quả trong việc kháng lại chủng huyết thanh gây bệnh phù nề.
Lệnh cấm sử dụng kháng sinh và kẽm oxit
Phù nề thường xảy ra ở những khu vực cấm sử dụng thuốc kháng sinh và các chất kháng khuẩn (bao gồm kẽm oxit), như Liên minh Châu Âu. Trên thực tế, heo con nhập khẩu từ Đan Mạch đến Đức thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng ngay sau khi được đưa đến các trang trại ở Đức, chúng nhanh chóng bị nhiễm bệnh phù nề. Trong khi đó điều này chưa bao giờ xảy ra đối với heo được nuôi tại các cơ sở chăn nuôi ở Đan Mạch. Nhiều chuyên gia cho rằng thiếu kẽm oxit trong khẩu phần ăn là nguyên nhân khiến heo con nhiễm bệnh, do thành phần này bị cấm sử dụng ở Đức. Đối với những nơi được phép sử dụng kẽm oxit, đây được coi là một giải pháp tốt để chống lại bệnh phù nề.
Thuốc kháng sinh đặc trưng
Trong một nghiên cứu gần đây tại Đan Mạch, thí nghiệm tiến hành đánh giá khả năng chống lại kháng sinh của 27 dòng khuẩn đặc trưng của Escherichia coli O139, nguyên nhân gây bệnh phù nề. Tất cả 27 dòng này đều nhạy cảm với colistin, gentamicin, apramycin và amoxicillin/axit clavulanic. 80% trong số chúng kháng lại sulphonamide. Như vậy, ở những nơi cho phép sử dụng kháng sinh, nguy cơ mắc bệnh phù nề sẽ giảm. Ngoài ra, nên tuân theo các chỉ thị của bác sỹ thú y để sử dụng kháng sinh một cách đúng đắn.
1/Protein
Vi khuẩn gây bệnh Escherichia coli sống nhờ vào protein, do đó để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn cần cung cấp khẩu phần chứa ít protein. Để làm được điều này, hàm lượng protein trong khẩu phần của heo con bị phù nề nên được hạ xuống mức điểm 4% (nhưng không được dưới 18% trong khẩu phần), đồng thời tái cân bằng axit amin. Tương tự, tăng tỷ lệ tiêu hóa protein trong khẩu phần cũng giúp giảm protein không tiêu hóa được ở ruột sau. Tuy khẩu phần ít năng lượng làm giảm các triệu chứng bệnh, nhưng có thể dẫn đến năng suất giảm do thiếu dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Trong trường hợp này, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh thiệt hại về tài chính.
2/Đồng, Canxi, và Sắt
Ngoài kẽm oxit, một lượng đồng sunfat cao cũng có ích trong việc kháng khuẩn, đặc biệt là trong các giai đoạn cuối của chu kỳ heo con. Người ta chứng minh rằng giảm lượng canxi trong khẩu phần (ví dụ khuyến cáo nên giảm tối đa 0.8% Ca trong khẩu phần đầu tiên sau cai sữa) cải thiện pH ở dạ dày, nhờ đó tạo ra môi trường hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cuối cùng, điều quan trọng cần ghi nhớ là Escherichia coli phát triển mạnh ở khu vực chất nền giàu sắt, do đó cần hạn chế chất dinh dưỡng này đến mức tối thiểu đối với nhu cầu tăng trưởng ở vật nuôi.
3/Khô dầu đậu nành, axit hữu cơ và các chiết xuất từ thực vật
Giảm hoặc loại bỏ khô dầu đậu nành khỏi khẩu phần của heo con làm giảm đáng kể nguy cơ rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả bệnh phù nề. Mặc dù thay thế khô dầu đậu nành bằng các nguồn protein dễ tiêu hóa làm chi phí thức ăn tăng cao, nhưng điều này được khuyến khích trong trường hợp heo con mắc bệnh phù nề. Axit hữu cơ và một số chiết xuất thực vật cũng khá hữu ích trong việc kháng khuẩn, các chất này tạo ra môi trường bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiêu hóa, đặc biệt là trong dạ dày. Cuối cùng, việc sử dụng hỗn hợp các axit hữu cơ có hoặc không có chiết xuất thực vật được đánh giá là hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng một loại axit.
4/Cân bằng điện giải (Na+K+Cl)
Các nhà nghiên cứu Hà Lan mới đây đã tiến hành kiểm tra sức khỏe mạnh của heo trong cùng một đàn và kết luận rằng mặc dù bệnh phù nề liên quan chặt chẽ đến sự có mặt của khuẩn Escherichia coli, nhưng các yếu tố trong khẩu phần là nguyên nhân làm bệnh nặng thêm. Heo trong nghiên cứu này có các triệu chứng của nhiễm toan chuyển hóa, bằng chứng là nồng độ axit trong máu và trong ruột cao. Giả thiết cho rằng các độc tố sản sinh bởi Escherichia coli trong đường tiêu hóa đã vượt qua các rào cản ở đường ruột khiến heo bị nhiễm toan chuyển hóa, do tăng nồng độ axit và tính thẩm thấu trong ruột. Vì vậy, các giải pháp can thiệp bằng dinh dưỡng mang lại hiệu quả trong việc chống lại bệnh phù nề. Tối ưu tính cân bằng điện giải trong khẩu phần (Na+K-Cl) của heo con nhiễm bệnh có thể khác hơn so với heo khỏe mạnh, khẩu phần cân bằng điện giải cao có thể ngăn ngừa nhiễm toan chuyển hóa.
5/ Quản lý thức ăn
Hạn chế lượng ăn vào trong 4-5 ngày đầu sau cai sữa là chủ trương được đưa ra trong trường hợp lây nhiễm cao, giải pháp này nhằm giảm lượng thức ăn không tiêu hóa được ở ruột sau. Ngoài ra, việc sử dụng các loại ngũ cốc thô thay vì bột nghiền chưa nấu chín, được chứng minh là cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Bên cạnh đó, thức ăn dạng bột thích hợp hơn thức ăn viên khi heo mắc bệnh đường ruột. Mặc dù các giải pháp can thiệp này khá hiệu quả trong việc kiểm soát rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng gây hạn chế cho năng suất vật nuôi, vì vậy nên được sử dụng một cách cẩn thận.
6/ Chất xơ
Dựa trên kết quả thực nghiệm, tăng 2-3% lượng xơ thô trong khẩu phần giúp kháng lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Lúa mạch và yến mạch mang lại nhiều hiệu quả dinh dưỡng hơn so với các nguồn nguyên liệu xơ khác trong việc làm tăng hàm lượng xơ trong khẩu phần. Tương tự, bã củ cải đường cũng mang lại hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Đến nay các nguồn xơ tinh chế đã cho ra nhiều kết quả khác nhau, và đề tài này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.
7/ Kháng thể Globulin từ trứng gà (IgY)
Đây là công nghệ điều trị bệnh phù nề tiên tiến nhất và trên thực tế đây là phương pháp can thiệp trực tiếp duy nhất. Kháng thể Globulin được lấy từ trứng của gà mái siêu miễn dịch kháng lại các dòng khuẩn đặc trưng ở heo con như khuẩn Escherichia coli nguyên nhân gây phù nề. Các kháng thể globulin được cho trực tiếp vào thức ăn của heo con.
Ở đó, các kháng thể globulin liên kết với các dòng khuẩn coli mà chúng được sản sinh để chống lại, khiến vi khuẩn hầu như không thể hoạt động được.
Một thử nghiệm gần đây đánh giá việc sử dụng globulin miễn dịch trong một trang trại bị nhiễm bệnh phù nề nghiêm trọng. Kết quả (Hình 1) cho thấy heo được ăn globulin miễn dịch nặng hơn khoảng 2.5 kg sau 68 ngày cai sữa, trong khi đó tỷ lệ tử vong chỉ ở mức trên 5% so với 10% ở heo không đựơc bổ sung. Hơn nữa, chi phí điều trị thuốc đã được giảm đáng kể.
Bảng 1: Heo con được bổ sung kháng thể globulin tình trạng sức khỏe tốt hơn trong điều kiện bệnh phù nề. (Dữ liệu được công bố bởi EW Nutrition GmbH, Đức).
Đối chứng |
Globulin miễn dịch |
|
Tỷ lệ heo chết (%) |
10.0 |
5.2 |
Chi phí thuốc (euro/con) |
11.5 |
7.0 |
Trọng lượng tăng (g/ngày) |
402 |
442 |
Kết luận
Phù nề không phải là một bệnh đơn giản. Ngoài chăm sóc thú y và tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, cần thường xuyên sử dụng phương án can thiệp bằng dinh dưỡng để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Tất nhiên, không phải tất cả các biện pháp đều hiệu quả như nhau. Điều đó còn tùy thuộc vào công thức thức ăn, việc thay đổi thành phần dinh dưỡng và các chất phụ gia.
Biên dịch: Ecovet Team
Nguồn: Ecovet
- dinh dưỡng cho vật nuôi li>
- bệnh ở lợn li>
- bệnh phù nề li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất