9 điều lưu ý khi lựa chọn heo nái hậu bị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • 9 điều lưu ý khi lựa chọn heo nái hậu bị

    Heo nái hậu bị là những heo cái được chọn làm giống kể từ sau cai sữa cho tới lúc phối giống làn đầu, thông thường heo có độ tuổi từ 2 đến 8 tháng tuổi). Đây là bước khởi đầu của nghề nuôi heo nái vi vậy nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đàn nái và hiệu quả kinh tế chăn nuôi sau này. Vậy khi lựa chọn heo hậu bị, bà con hãy lưu ý 9 điều quan trọng dưới đây. 

     

    1. Tầm quan trọng của người phụ trách

     

    Kết quả điều tra này phân tích tuy không tỉ mỉ nhưng có thể cho thấy tùy theo trình độ của người quản lý cho ra các kết quả rất khác nhau. Mức độ lành nghề của người quản lý trong việc cho ăn ở heo nái lứa đầu và lứa thứ hai, cũng như tuyển chọn và kích thích lên giống, phối có vai trò hết sức quan trọng.

     

    Tại những trại quản lý không tốt hoặc những trại quản lý khá, sau khi nói chuyện với người phụ trách, người viết nhận thấy họ có 2 khuyết điểm lớn:

     

    – Thứ nhất họ không nắm bắt được những kỹ thuật mới về quản lý và tuyển chọn heo hậu bị.

     

    – Thứ hai, khi phân tích kết quả việc họ được giao thì lại lấy lý do là không có đủ thời gian.

     

    Để khắc phục những điểm này cần cải thiện môi trường làm việc. Nhân viên phải hiểu rõ những công việc được giao, được huấn luyện những kỹ thuật cần thiết. Mặt khác để hoàn thành công việc được giao phải cho họ thời gian đầy đủ.

    Điều kiện tiên quyết là phải chọn những con heo có bộ xương sườn cứng cáp khỏe mạnh. Ảnh minh họa

     

    2. Nắm bắt được kỹ thuật quản lý heo hậu bị tiên tiến

     

    Để đạt được năng suất cao như các trại quản lý tốt cần phải có được những kỹ thuật sau đây:

     

    – Luôn luôn sử dụng phương pháp tuyển chọn heo hậu bị tốt nhất.

     

    – Nắm bắt được phương pháp tối ưu hóa hệ miễn dịch tự nhiên, phương pháp duy trì miễn dịch.

     

    – Phương pháp kích thích lên giống cho nái tơ đẻ nhiều từ lứa đầu tiên.

     

    – Phương pháp cho ăn lúc mang thai và nuôi con của heo lứa 1 và 2 khác rất nhiều với nái rạ.

     

    – Bí quyết phối đúng thời điểm cho số nái đẻ cao nhất.

     

    – Phương pháp phân loại theo lứa đẻ, những thông tin mới về heo hậu bị, cám của heo hậu bị.

     

    – Phải tin tưởng những kỹ thuật giỏi trong công ty để họ có thể tận tâm cống hiến.

     

    3. Sử dụng bảng đánh giá

     

    Dù bộ não con người là một trong những máy tính tốt nhất nhưng không ai có thể nhớ hết được mọi công việc và do vậy sẽ không thể kiểm soát hết được mọi việc về heo hậu bị chỉ theo trí nhớ thông thường. Ta cần nêu những điểm đặc trưng cần ghi nhớ, đánh dấu và ghi lại.

     

    Có thể sử dụng bảng đánh giá để nhận xét chính xác heo hậu bị của mình. Các hạng mục đánh giá bao gồm: đầu, ngực, lưng, đùi, chân, móng, vú, tuyến sữa, bộ phận sinh dục, hậu môn, ký sinh trùng, da, tính cách, chàm ezema, cơ bắp.

     

    Theo bảng đánh giá quan sát từng con heo hậu bị rồi đánh giá từng mục một. Nếu không kiểm tra theo bảng đánh giá này có thể ta sẽ bỏ qua một số mục quan trọng.

     

    Hệ thống thang điểm là 10, nếu dưới 6 điểm thì không lựa chọn để làm heo hậu bị.

     

    Dù đầu chúng ta có là máy tính đi chăng nữa cũng không thể nhớ hết từng mục một. Có thể ta có ý định kiểm tra một số điểm quan trọng (ngực hẹp, độ dài đòn không tốt, chân không tốt… những đặc điểm di truyền) nhưng ta lại vô tình bỏ qua một số điểm khác (như phần 2 vú cuối của heo, tính cách). Vì vậy tuân thủ bảng đánh giá một cách chặt chẽ có thể hạn chế được sai lầm khi tuyển chọn heo hậu bị.

     

    4. Kiểm tra từng con một

     

    Trường hợp ô chuồng nuôi nhiều heo, ta không kiểm tra cùng lúc tất cả heo mà kiểm tra từng con một. Hình thể heo phải hài hòa, động tác thuần thục nhanh nhẹn. Theo thống kê nếu động tác của heo uyển chuyển nhẹ nhàng thì thời gian khai thác sẽ rất lâu.

     

    Nếu bước đi ngắn không vững thì heo hậu bị sẽ không đi nhanh được. Nơi kiểm tra có diện tích nhỏ cũng không thể quan sát tốt được. Cần chuyển sang chỗ rộng.

    Ưu tiên lựa chọn heo hậu bị thuần chủng. Ảnh minh họa

     

    5. Ưu tiên lựa chọn heo hậu bị thuần chủng

     

    Đây chỉ là kinh nghiệm của người viết chưa có căn cứ khoa học. Heo nái có vài loại tính cách. Theo một số nhà di truyền học nên chọn heo hậu bị có tính cách thân thiện. Gần đây, kỹ thuật viên còn dùng tay mát-xa vòng xung quanh heo nái hậu bị và quan sát, làm vậy họ có thể nhận thấy rõ hơn năng suất tiềm năng của heo nái.

     

    6. Loại những con heo có thân nhỏ

     

    Điều kiện tiên quyết là phải chọn những con heo có bộ xương sườn cứng cáp khỏe mạnh. Những con này sẽ có sức đề kháng mạnh với bệnh hô hấp. Điều này đã được kiểm chứng từ lâu, không được chọn góc của xương vai và chi trước hơi rộng vì ở heo này dễ phát sinh dịch bệnh.

     

    7. Không chọn con nằm trong nhóm dưới 10 con

     

    Vì việc tuyển chọn heo hậu bị để cải thiện nòi giống nên lựa chọn trong nhóm có nhiều heo (trên 20 con). Việc này có căn cứ khoa học về thống kê. Nếu tuyển chọn theo bảng đánh giá thì nếu số heo hậu bị ít, số không đạt sẽ chiếm tới 1/3. Vì vậy cần tuyển chọn heo toàn trại để tìm heo hậu bị.

     

    8. Kiểm tra vú heo

     

    Phải cẩn thận với các con heo vú không nhìn thấy rõ, thụt vô trong, không phát triển. Hơn nữa khi cho bú thì heo mẹ phải nằm xuống. Vì vậy vú thứ 2 tính từ cuối lên thường bị che khuất. Gần đây do cải tiến về di truyền nên số lượng heo con sinh ra rất nhiều, những con yếu và nhỏ phải bú những vú này. Vì vậy việc kiểm tra vú này rất quan trọng.

     

    9. Kiểm tra tứ chi và móng

     

    Chân và móng bị đau mà đưa nái vào phối sớm là nguyên nhân đào thải cao thứ 2. Nếu chân heo gặp sự cố thì trong vòng đời heo nái bình quân số lần đẻ sẽ giảm 2 lần. Vần đề này thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Không tuyển chọn những con bị viêm khớp và sưng khớp.

     

    Biên dịch: Heo Team

    Theo Pig & Pork

    Nguồn: Heo giống Nguyễn Tâm

    2 Comments

    1. lê thị an

      Cho e hỏi heo mẹ nhà e heo trắng đẻ heo con khoang đen vậy có thể chọn con đó làm heo hậu bị được k ạ

    2. Nguyễn thị ngân

      Heo hậu bị heo trắng mà 7 tháng chưa kêu đực thì phải làm sao ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.