Đồng, kẽm và mangan là 3 loại khoáng vi lượng cần thiết nhất đối với heo nái. Cho ăn đủ hàm lượng các khoáng chất này là điều thiết yếu cho sự sống và khả năng sinh sản thành công của chúng. Sau lý do heo nái bị què (liệt), việc sinh sản không thành công là lý do tiếp theo người ta loại heo nái ra khỏi đàn. Trung bình 30-35% heo nái trong đàn sinh sản có thể bị què. Các nhà chăn nuôi nên hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ này xuống chỉ còn 10%. Việc loại thải sớm cũng làm cắt giảm lợi nhuận. Điều này là do nguy cơ giảm tỷ lệ đẻ, số heo con/lứa ít hơn và năng suất heo con bị hạn chế, đây là tất cả những đặc điểm của heo nái mới sinh lứa đầu.
Mike Hemann, đồng quan điểm về tính nghiêm trọng của việc giảm doanh số từ đàn heo nái. Ông nói: “Chúng ta biết rằng một con heo nái cần phải đạt đến lần đẻ thứ tư để thấy rõ tiềm năng kinh tế của nó. Bằng cách giảm tỷ lệ què trong đàn, chúng ta có thể tăng tuổi thọ của heo nái, và từ đó có nhiều con đạt được đến tiềm năng kinh tế hơn.’’
Sức khỏe của heo nái tốt hơn
Cũng giống như các loài động vật khác, khi heo khỏe mạnh chúng sẽ cho năng suất tốt. Hemann nói: “Heo nái khỏe mạnh và không bị què, chúng sẽ đứng dậy và đi đến máng ăn. Chúng đạt được lượng ăn vào tối đa, cung cấp các dưỡng chất thích hợp cho bào thai và heo con, trong giai đoạn mang thai và cho con bú.’’
Một trong những chỉ tiêu thể hiện heo nái năng suất tốt đó là số lượng tế bào soma thấp. Các thử nghiệm của ông đã kết luận heo nái được cho ăn hàm lượng khoáng vi lượng đồng, kẽm và mangan vừa đủ sẽ có lượng tế bào soma thấp hơn. Hemann lưu ý: “Điều này liên quan trực tiếp đến số lượng tế bào bạch cầu ở heo nái. Chúng ít bị viêm nhiễm và sức khỏe tổng thể tốt hơn, dẫn đến cải thiện năng suất của cả heo nái và heo con.’’
Nhận biết những thách thức ở bộ chân
Một vài loại thương tổn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe heo nái. Theo dõi tổng thể sức khỏe bàn chân heo nái một cách nghiêm ngặt là việc làm bắt buộc đối với các nhà chăn nuôi. Quan sát những đặc điểm tổn thương bàn chân này ở đàn heo của bạn:- Ngón chân hơi dài hơn bình thường, có thể ảnh hưởng đến dáng đi của heo nái.
– Móng huyền không bình thường, có thể hơi dài và thậm chí có thể xòe rộng ra trên bề mặt sàn khi heo đứng. Móng cũng có thể bị rách hay hoàn toàn không có.
– Gót chân phát triển quá mức và bị lở khi có những vết nứt, các mô mềm ở gót chân phát triển quá mức và/hoặc bị mòn.
– Vết nứt giữa gót chân và móng xảy ra khi có sự phân tách tại các điểm nối liền gót chân và móng.
– Có thể nhìn thấy một đường chỉ trắng khi tách dọc theo đường trắng của bàn chân.
– Các vết nứt ngang rất rõ ràng có thể nhìn thấy khi xuất huyết và khi có vết nứt ngang trên thành móng.
– Các vết nứt dọc xảy ra khi có một vết nứt dọc rõ rệt trên móng.
Các tổn thương ở chân có thể là do việc thiếu hoặc mất cân bằng dinh dưỡng gây ra, và có thể được ngăn ngừa bằng cách cho heo nái ăn đúng hàm lượng các vi khoáng thiết yếu như đồng, kẽm và mangan. Việc sử dụng các khoáng này ở mức thích hợp giúp tối ưu năng suất sinh sản trong suốt vòng đời của heo.
Cái nhìn sâu hơn về khoáng chất
Mangan là chất thiết yếu để các khớp xương, gân và mật độ xương tổng thể khỏe mạnh. Bổ sung kẽm chữa lành vết thương và tăng cường sức khỏe da. Đồng cần thiết cho việc liên kết mô chặt chẽ và sức khỏe đường chỉ trắng của móng. Đồng và kẽm cũng rất quan trọng trong khẩu phần heo nái đối với sức khỏe và độ đàn hồi của móng, gót chân và sừng. Tập đoàn Dinh dưỡng Động vật Purina đã cho ra mắt chương trình cho ăn “Feeding for 30″ vào năm 2012, với mục tiêu chia sẻ về dinh dưỡng, nghiên cứu và tư vấn phương pháp quản lý để giúp ngành chăn nuôi hướng đến mỗi heo nái sản xuất 30 heo con/năm. Sáng kiến toàn ngành công nghiệp hiện nay đã bao gồm quan hệ đối tác với nhiều công ty khác nữa.
Biên dịch: Ecovet Team (theo All About Feed)
Nguồn: Ecovet
- chăn nuôi lợn li>
- heo nái li>
- chăm sóc lợn nái li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất