Từ ngày 15/5, các mặt hàng trứng gia cầm thương phẩm không có phôi, nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch thuế quan. Trước thông tin này nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) cho rằng ngành trứng gia cầm Việt vẫn có thể tự tin cạnh tranh được.
Hình ảnh minh họa
Theo Thông tư số 04/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 2/4/2018, từ ngày 17/5/2018, các mặt hàng trứng gia cầm thương phẩm, không có phôi, có xuất xứ từ các nước khu vực ASEAN được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ không còn áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu. Đây là cam kết được thực hiện theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN mà Việt Nam phải tuân thủ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc trứng gia cầm thương phẩm từ các nước ASEAN được giảm thuế khi vào thị trường Việt Nam sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh cho các DN nội địa, buộc họ phải có chiến lược phù hợp để tăng sức cạnh tranh.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, cuối năm 2017, tổng đàn gia cầm trên cả nước đạt 385,5 triệu con. Tính đến hết quý 1/2018, tổng đàn gia cầm của cả nước đã tăng thêm 6,6%. Về sản lượng trứng gia cầm, nếu như năm 2010 cả nước sản xuất được 6,3 tỷ quả thì đến năm 2017 đã tăng lên 10,6 tỷ quả trứng gia cầm các loại. Với sản lượng sản xuất trứng gia cầm tại thị trường trong nước hiện tại, tỉ lệ tiêu thụ bình quân tính trên đầu người đang là 110,8 quả/người/năm, trước đó tỉ lệ chỉ đạt dưới 100 quả/người/năm.
Số liệu này cho thấy ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã có sự phát triển nhanh hơn trước song theo phản ánh của nhiều đơn vị trong ngành, mức giá trứng trong vài năm gần đây không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho DN.
Ông Đoàn Viết Cường, Tổng giám đốc Công ty CP Thanh niên Xung phong – chia sẻ, giá trứng gà công nghiệp thông thường bán lẻ trên thị trường cho người tiêu dùng tuỳ theo kích cỡ trứng cũng chỉ giao động từ 2.200 – 3.000 quả; trứng gà ta từ 3.500 – 4.000 đồng/quả; trứng vịt từ 3.000 – 3.500 đồng/quả; trứng cút là 5.000 đồng/chục. Với mức giá bán này cả người chăn nuôi và người bán lẻ không lời được bao nhiêu.
Chính vì vậy, để thích ứng trước hội nhập, những đơn vị chăn nuôi quy mô lớn đang chủ yếu cung cấp cho các đơn vị thu mua, những hộ chăn nuôi nhỏ, quy mô gia đình thì tiêu thụ trực tiếp qua các kênh tiểu thương bán lẻ ở chợ, và hàng quán ở địa phương; riêng các công ty lớn hơn thì tìm hướng liên doanh, liên kết.
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Ba Huân TP. Hồ Chí Minh – cho hay, để có sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, Ba Huân đã khép kín quy trình sản xuất từ trang trại đến bàn ăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng: bao gồm trang trại chăn nuôi gà lấy trứng, trang trại gà lấy thịt, nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy xử lý trứng gia cầm, chế biến thực phẩm. Việc đầu tư này không chỉ giúp công ty kiểm soát tốt quy trình sản xuất theo hướng hiện đại mà còn giúp giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn.
Đáng mừng hơn, cuối tháng 2 vừa qua, Ba Huân đã nhận khoản đầu tư 32,5 triệu USD từ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF), một quỹ lớn nhất do VinaCapital quản lý, đầu tư. Với khoản đầu tư này, Ba Huân sẽ tăng gấp đôi công suất các trang trại nuôi gà lấy thịt hiện tại và đầu tư xây mới một trang trại nuôi gà lấy trứng trên địa bàn tỉnh Long An. Theo đó, các khu chăn nuôi và nhà máy phụ trợ như khu nuôi trại gà giống, nhà máy ấp nở trứng giống, nhà máy giết mổ gia cầm, nhà máy chế biến thực phẩm và nhà máy xử lý trứng cũng sẽ được tăng công suất nhằm cung ứng đủ con giống cho việc tăng công suất đầu vào, đồng thời xử lý hiệu quả khối lượng đầu ra lớn hơn nhiều lần so với hiện tại.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, giá trứng tại Việt Nam vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và ở mức trung bình của thế giới nên nếu các nước xuất vào Việt Nam sẽ khó cạnh tranh.
Mai Ca
Nguồn: Báo Công thương
- trứng gia cầm li>
- Doanh nghiệp li>
- hội nhập li>
- trứng gia cầm Việt li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất