Một số nghiên cứu đã chứng minh nuôi chăn thả là hình thức đưa ra cần trở lại tự nhiên, được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và không khí trong lành nên làm cho chúng cảm thấy thoải mái hơn, qua đó nâng cao hương vị của sản phẩm.
Các thí nghiệm nuôi gà thịt F1 (Lương Phượng x Ri) theo 2 phương thức chăn thả tự do và nhốt hoàn toàn từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi được tiến hành tại trang trại chăn nuôi hộ gia đình ông Lê Định, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. Các phân tích thành phần hóa học của thịt gà được thực hiện tại Viện Công nghệ thực phẩm – Hà Nội.
Hình minh hoạ
Kết quả phân tích thành phần hóa học của thịt gà cho thấy: Hàm lượng protein trong cơ đùi và cơ ngực của cả gà trống và gà mái chăn thả tự do (19,02 – 23,72%) đều cao hơn đáng kể so với gà nuôi nhốt (18,27 – 22,96%). Ngược lại, hàm lượng lipit trong cơ ngực (1,96 – 1,97%) và trong cơ đùi (6,29 – 7,84) của gà chăn thả lại thấp hơn so với gà nuôi nhốt (2,26 – 2,78% và 6,52 – 8,29% tương ứng). Gà trống có hàm lượng protein trong cơ cao hơn gà mái và ngược lại hàm lượng lipit thấp hơn so với gà mái. Trong thịt ngực của gà nuôi chăn thả có 7 loại axit amin cao hơn so với gà nuôi nhốt đó là: alanin, axit aspatic, axit glutamic, histidin, leuxin, lyzin và threonin, trong đó có một số loại axit amin không thay thế quan trọng như: histidin, leuxin, lyzin. Tổng số axit béo không no trong thịt gà chăn thả đạt 46,48% cao hơn 1,79% so với gà nuôi nhốt (44,69%), trong đó có 3 loại axit béo quan trọng không bão hòa thuộc nhóm omega rất có lợi cho sức khỏe người dùng đó là: axit oleic, axit linolenic và aixt linoleic. Hàm lượng vật chất khô và tro trong thịt gà không chịu ảnh hưởng bởi phương thức chăn nuôi.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Nguyễn Duy Hoan thuộc trường Đại học Thái Nguyên.
ntbtra
Theo Tạp chí NN & PTNT (số 2, 2015)
Nguồn: TT Thông tin KH&CN Cần Thơ
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
- Nghiên cứu cho thấy bóng râm ở bãi chăn nuôi giúp cải thiện mức tăng trọng hàng ngày của gia súc
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Tuyên Quang: Dự án trại lợn công nghệ cao 2.400 nái đã hoàn thành 90%
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất