[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh Dịch tả lợn châu Phi lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Có hơn 20 quốc gia có bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Trên thế giới, theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 03/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Tại Trung Quốc, theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 03/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh.
Tại Đài Loan (Trung Quốc), Ngày 17/01/2019, đã phát hiện 01 con lợn rừng trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang) và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh DTLCP. Kết quả giải trình tự gien của vi rút này tương đồng 100% với vi rút DTLCP tại Trung Quốc.
Tại Liên bang Nga, vi rút DTLCP được phát hiện lần đầu tiên tại Liên bang Nga vào ngày 04/12/2007. Tính từ năm 2007 đến ngày 25/02/2019, tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 con lợn chết. Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012, bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỷ Rúp (tương đương 1 tỷ USD).
Tại Mông Cổ, ổ dịch đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/01/2019. Tính đến ngày 26/02/2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh.
Ngoài ra, theo thông tin chưa chính thức, các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam cũng đã có bệnh DTLCP nhưng chưa công bố.
Kinh nghiệm của các nước trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Tại Trung Quốc
Theo nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch đã chỉ ra rằng 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.
Trung Quốc có chính sách hỗ trợ tài chính với mức 1.200 Nhân dân tệ khoảng 180 USD/con lợn (khoảng hơn 4 triệu đồng/con lợn) và không phân biệt loại lợn, lợn to, nhỏ.
Trung Quốc lúc đầu hạn chế vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trong vòng 60 ngày, sau đó giảm xuống hiện nay còn 45 ngày.
Tiêu hủy đàn lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP; đối với đàn lợn không bị bệnh được phép tiếp tục nuôi hoặc giết mổ tiêu thụ tại chỗ (tại địa phương có dịch bệnh).
Thiết lập vùng dịch với bán kính là 03km và vùng đệm xung quanh vùng dịch là 10 km.
Tạm dừng vận chuyển lợn sống, đóng cửa các chợ buôn bán lợn sống ở các tỉnh có dịch và tỉnh xung quanh liền kề với tỉnh có dịch; đồng thời đẩy mạnh việc vận chuyển thịt lợn thay vì vận chuyển lợn sống giữa các tỉnh.
Cấm sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn.
Tăng cường các biện pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi lợn.
Ba Lan
Nghiên cứu cho thấy, có đến 74% trường hợp bệnh DTLCP xâm nhiễm vào các trại chăn nuôi lợn của nước này là do chưa kiểm soát chặt chẽ, thực hiện quy trình sát trùng người và phương tiện vào các trang trại chăn nuôi lợn tại nước này và do sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Mông Cổ
Hạn chế vận chuyển, kể cả hạn chế việc đi lại của con người trong vùng dịch trong khoảng thời gian từ 14-28 ngày.
Khuyến cáo của OIE, FAO: Tiêu hủy đàn lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP bằng phương pháp chôn sâu 3-4m, bổ sung hóa chất sát trùng, vôi củ, vôi bột.
- chống dịch tả heo châu Phi li>
- Dịch bệnh tả lợn châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất