[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 3/11/2019, Khoa Công nghệ thực phẩm – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xác định năng lực nghề nghiệp ngành công nghệ thực phẩm” nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế.
Tham dự hội thảo có đại diện: lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo và giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm; Viện Nghiên cứu, trường đại học; hàng chục nhà tuyển dụng, quản lý sản xuất, nhân viên lành nghề của 15 doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần C.P Việt Nam, Công ty TNHH dinh dưỡng Nutricare, Công ty Bia Hà Nội, Công ty Cổ phần rượu bia nước giải khát Aroma, Công ty Cổ phần Acecook, Công ty TNHH thực phẩm Farina và các chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực xác định năng lực nghề nghiệp…
PGS TS Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Theo PGS TS Nguyễn Hoàng Anh – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm, thời gian vừa qua, Khoa Công nghệ thực phẩm đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Bên cạnh những cố gắng nội lực của Khoa và Học viện, còn có sự đóng góp, hỗ trợ của các bên liên quan như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cơ quan quản lí hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm. Trong đó, các doanh nghiệp, ngoài việc cấp học bổng, hỗ trợ nghiên cứu, tiếp nhận sinh viên thực tập, tạo điều kiện việc làm.. còn thường xuyên đóng góp ý kiến để Khoa cải tiến chương trình đào tạo, nhằm cao chất lượng và năng lực cho sinh viên, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Khoa Công nghệ thực phẩm nói riêng và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang rất cố gắng, nỗ lực xây dựng chuẩn đầu ra (Expected Learning Outcome – ELO) và chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA (ASEAN University Network – Quality Assurance).
Vì vậy, trong thời gian hai tiếng của hội thảo “Xác định năng lực nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm”, các đại biểu đã làm việc tích cực, nhiệt tình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung tâm Đào tạo quản lý tiên tiến (TCAM) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là PGS TS Lê Quang Minh, TS Nguyễn Thu Thủy.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, năng lực nghề nghiệp là thái độ, kiến thức, kỹ năng cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
Hội thảo làm rõ được các yêu cầu công việc của các năng lực mà cử nhân Công nghệ thực phẩm sau ra trường, sau 03 năm ra trường cần đạt được, đồng thời cũng nhận định xu hướng của ngành Công nghệ thực phẩm trong 5 năm và 10 năm tới.
Các đại biểu thảo luận sôi nổi
Trong đó, năng lực của một cử nhân Công nghệ thực phẩm cũng được các đại biểu thảo luận thông qua các hoạt động cụ thể, với những yêu cầu chi tiết như sau:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Chọn lựa ra quyết định sử dụng nguyên liệu, thực phẩm phù hợp; Xây dựng công thức sản phẩm mới; Chọn lựa công nghệ đề xuất quy trình chế biến phù hợp mục tiêu sản phẩm và nguyên liệu lựa chọn; Chọn lựa phương pháp bảo quản; Thử nghiệm pilot và phối hợp phát triển công nghệ…
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo lường trong sản xuất thực phẩm; Kiểm tra chất lượng nguyên liệu; Xử lí các lỗi không phù hợp trong quá trình sản xuất thực phẩm; Kiểm soát các thông số quá trình trên dây chuyền sản xuất thực phẩm; Xử lí thực phẩm bị lỗi…
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Áp dụng các quy trình quản lí HACCP, ISO 22000, ISO 9001l; Xây dựng kế hoạch quản lý các quy trình sản xuât thực phẩm; Vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn của đơn vị; Biên soạn các tài liệu kỹ thuật về đơn hàng để gửi cho các bộ phận liên quan trong nhà máy thực phẩm; Đánh giá chất lượng sản phẩm; Thiết kế hệ thống khảo sát chất lượng…
- Phân tích chất lượng thực phẩm: Lựa chọn chỉ tiêu phân tích; Lấy mẫu phân tích; Xử lí số liệu sau phân tích; Xác định phương pháp phân tích; Trình bày kết quả phân tích (bảng, đồ thị); Đánh giá kết quả phân tích; Vận hành thiết bị phòng thí nghiệm…
- Vận hành thiết bị: Điều khiển/vận hành thiết bị chế biến thực phẩm; Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trong công nghệ thực phẩm; Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành; Đánh giá thiết bị; Tập huấn về an toàn thiết bị; Đề xuất điều chỉnh hệ thống cho phù hợp với sản phẩm mới; Lập quy trình vận hành thiết bị.
- Kinh doanh nguyên liệu thực phẩm: Quản lý chuỗi cung ứng; Bán hàng; Chăm sóc khách hàng…
- Vận dụng quy luật, quy định về thực phẩm: Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; Vận dụng luật sở hữu trí tuệ đối với các phát minh về thực phẩm; Vận dụng luật thực phẩm Việt Nam và thế giới…
- Nghiên cứu: Xây dựng đề xuất, đề cương nghiên cứu;Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu; Phân tích kết quả nghiên cứu; Báo cáo kết quả nghiên cứu…
Cùng với đó, theo các đại biểu, cử nhân ngành công nghệ thực phẩm cũng cần có những năng lực cá nhân và phẩm chất thái độ như sau để có thể hoàn thành công việc mức cao nhất:
1, Năng lực cá nhân: Giải quyết vấn đề; Sử dụng đa phương tiện; Khả năng lãnh đạo; Tư duy phân tích; Tư duy hệ thống; Tư duy phản biện; Tư duy sáng tạo; Ngoại ngữ; Tin học; Cập nhật kiến thức…
2, Phẩm chất thái độ: Tinh thần làm chủ (đóng góp cho doanh nghiệp); Tác phong công nghiệp; Kiên định; Chính xác; Thích nghi nhanh; Chịu áp lực và năng động…
3, Năng lực kết nối người với người: Tham gia hoạt động cộng đồng; Tham gia hội nghề nghiệp; Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp; Giao tiếp; Làm việc nhóm; Đào tạo nhân viên; Củng cố quan hệ bên trong; Giải quyết xung đột; Phối hợp với người khác trong hệ thống sản xuất; Đánh giá năng lực nhân viên…
Các đại biểu tham dự hội thảo, lãnh đạo Khoa Công nghệ thực phẩm và chuyên gia chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, những năng lực nghề nghiệp của ngành Công nghệ thực phẩm được chỉ ra trong hội thảo, không chỉ có ý nghĩa quan trọng với Khoa Công nghệ thực phẩm, mà còn là tư liệu quý báu với các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành xây dựng nguồn nhân lực nòng cốt thực sự toàn diện và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của ngành thực phẩm trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh.
TÂM AN
- hội thảo li>
- ngành công nghệ thực phẩm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất