Kế thừa nghề gia truyền lâu năm, sự cần mẫn, giữ uy tín của những người làm nghề hôm nay đã làm cho ngựa bạch và các sản phẩm từ ngựa bạch xóm Phẩm, xã Dương Thành, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) phát triển, ngày càng được nhiều nơi biết đến.
Ngựa bạch được người dân xóm Phẩm chăm sóc công phu.
Ngựa là vật nuôi gắn bó với người dân xóm Phẩm từ nhiều thập niên trước, khi giao thông còn rất nhiều khó khăn, phương tiện đi lại không có, ngựa làm phương tiện đi lại, thồ hàng, sau đó dùng ngựa để cày ruộng, kéo xe. Từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây, với kinh nghiệm chăn nuôi sẵn có, lại được sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, nghề nuôi ngựa bạch ở xóm Phẩm phát triển không ngừng, hình thành làng nghề ngựa bạch, phát triển lên thành HTX Ngựa bạch xóm Phẩm.
Cùng Bí thư Đảng ủy xã Dương Thành Nguyễn Văn Ái thăm cơ sở nuôi ngựa của gia đình Phó Giám đốc HTX Ngựa bạch xóm Phẩm Dương Văn Trường thấy chuồng trại chăn nuôi ngựa được xây dựng kiên cố, mỗi con ngựa được nuôi nhốt một khoang riêng biệt, trong chuồng đang có mười con ngựa, trong đó, có năm con ngựa bạch.
Ngựa bạch đang được nuôi ở xóm Phẩm nói chung, gia đình anh Dương Văn Trường nói riêng được cung cấp từ hai nguồn, đó là mua của các gia đình chuyên nuôi ngựa bạch sinh sản ở trong xóm và mua ở các tỉnh biên giới phía bắc, mua từ nước ngoài về. Vuốt ve chú ngựa bạch vóc dáng cao lớn, béo tốt, mỡ màng, vợ anh Trường là chị Nguyễn Thị Nguyên tả: “Đặc điểm nổi bật của ngựa bạch là trắng toàn phần, mõm và móng màu hồng, mắt hoe cá chày. Ngựa bạch rất hiếm và có giá trị, ngựa giống có giá khoảng 30 triệu đồng, nuôi trưởng thành khoảng hơn ba năm có giá 65- 70 triệu đồng, gấp gần hai lần ngựa thường”.
Nhằm bảo tồn nguồn gien ngựa bạch và phát triển loài động vật đặc thù này, những năm vừa qua xóm Phẩm được tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trại ngựa Bá Vân – cơ sở bảo tồn nguồn gien ngựa quý hiếm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, bảo tồn nguồn gien ngựa bạch; đầu tư, hỗ trợ làm chuồng trại, đường giao thông, kênh mương tưới nước phục vụ trồng cỏ nuôi ngựa.
HTX Ngựa bạch xóm phẩm có 60 thành viên, trong đó, có những gia đình thành viên chuyên nuôi ngựa bạch sinh sản, với kinh nghiệm gia truyền và được chuyển giao khoa học kỹ thuật, đây là những cơ sở bảo tồn nguồn gien ngựa bạch. Những con ngựa bạch tốt, các gia đình dùng để làm giống, phần còn lại bán cho các hộ nuôi thương phẩm. Bí thư Đảng ủy xã Dương Thành Nguyễn Văn Ái chia sẻ: “Sở dĩ ngựa bạch có giá trị kinh tế cao là bởi bộ xương dùng để nấu cao, dùng cao ngựa bạch tốt cho sức con người; phổi ngựa bạch dùng chữa viên họng, giảm ho. Một số bộ phận khác của ngựa bạch cũng được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Với giá trị như vậy nên nghề nuôi ngựa bạch ở xóm Phẩm đòi hỏi công phu, bên cạnh việc cho ăn uống đầy đủ, hằng ngày ngựa được tắm, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, gắn camera theo dõi. Là người chuyên chăm sóc ngựa của gia đình, hằng ngày, chị Nguyên cắt cỏ voi trồng ngoài ruộng, mang về dùng máy băm nhỏ, sơ chế, trộn lẫn với cám và nước sạch làm thức ăn cho ngựa, cuối ngày tắm cho chúng và vệ sinh chuồng trại. Vào chuồng nuôi ngựa mà thấy sạch sẽ, không có mùi hôi. Những ngày nắng nóng vừa qua, hệ thống làm mát cho ngựa bao gồm quạt thông gió, ngăn lạnh hoạt động hết công suất.
Đối với nhiều người, cao ngựa bạch giúp đẩy lùi bệnh và tăng cường sức khỏe. Bí thư Đảng ủy xã Dương Thành Nguyễn Văn Ái tâm đắc: “Bố Giám đốc HTX Ngựa bạch xóm Phẩm Dương Văn Huyên là ông Nguyễn Văn Điều, từng là Hiệu phó Trường phổ thông cơ sở xã Dương Thành bị ho hen, ốm yếu tưởng không qua khỏi, nhưng dùng cao và phổi ngựa bạch, nay 90 tuổi mà da hồng hào, khỏe mạnh, đạp xe đi khắp xã”.
Người dân xã Dương Thành nói chung, người nuôi ngựa bạch xóm Phẩm nói riêng rất chân thành, không bao giờ “lòe” khách hàng, giữ uy tín làng nghề bằng chất lượng sản phẩm, cao ngựa thường thì nói là cao ngựa thường, cao ngựa bạch thì nói là cao ngựa bạch. Cao ngựa bạch được cắt thành miếng, đóng gói cẩn thận; phổi ngựa bạch được ngâm với mật ong đựng trong lọ, đăng ký nhãn hiệu, mã vạch với cơ quan chức năng để khách hàng truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó, cao và phổi ngựa bạch xóm Phẩm bán đi nhiều nơi, bán cả qua mạng cho khách hàng ở xa. Giám đốc HTX Ngựa bạch xóm Phẩm Dương Văn Huyên cho biết: “Nếu không giữ uy tín làng nghề thì HTX chúng tôi không thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay”.
Nhờ nghề nuôi và chế biến sản phẩm ngựa bạch, đời sống các gia đình thành viên KTX Ngựa bạch xóm Phẩm ngày càng cải thiện, không có hộ nghèo và ngày càng có nhiều hộ giàu.
THẾ BÌNH
Nguồn tin: Nhân Dân
- ngựa bạch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất