Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém. Có tám loài thuộc Eimeria và một loài thuộc Isospora gây bệnh cầu trùng cho heo tại Bắc Mỹ. Heo con 5-15 ngày tuổi thường bị nhiễm cầu trùng đặc trưng bởi loài I. suis gây viêm ruột và tiêu chảy.Cầu trùng gây bệnh phổ biến trên heo con sơ sinh. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy dạng lỏng hoặc sệt, thường có màu trắng sữa rồi chuyển sang vàng và có mùi hôi. Heo con có thể xuất hiện các triệu chứng như yếu, mất nước và còi cọc; giảm tăng trọng và heo con có thể chết. Một yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ tỷ vong ở heo con là do heo con luôn bị dính đầy phân do tiêu chảy và luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Noãn bào của cầu trùng thường được thải ra cùng với phân và có thể được xác định nhờ kích thước, hình dạng và đặc điểm đặc trưng bào tử của chúng; tuy nhiên, trong chẩn đoán, phải dựa trên việc tìm ra các giai đoạn kí sinh thông qua kiểm tra phết tế bào hoặc kiểm tra mô học ở ruột non, vì heo con có thể chết trước khi hình thành noãn bào.
Ở những con bị nhiễm nặng, các tổn thương mô học xảy ra ở không tràng và hồi tràng đặc trưng qua bệnh tích như teo, làm mòn nhung mao ruột, xuất huyết và viêm ruột kèm theo fibrin tùy các giai đoạn kí sinh trong tế bào biểu mô.
Việc kiểm soát và phòng bệnh bằng cách sử dụng thuốc chống cầu trùng cho heo nái từ 2 tuần trước khi đẻ cho tới lúc nuôi con hoặc cho heo con từ lúc mới sinh đến khi cai sữa đã được báo cáo; tuy nhiên, hiệu quả ở các giai đoạn sau vẫn chưa được xác định. Mặc dù heo nái được xem là nguồn lây nhiễm cho heo con nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh rõ. Dọn dẹp sạch sẽ phân và khử trùng thường xuyên chuồng trại và các vật dụng chăn nuôi giữa các lứa đẻ làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm cầu trùng. Heo con phục hồi sai khi nhiễm cầu trùng có khả năng kháng tái nhiễm cao.
Mặc dù ít liên quan đến bệnh cầu trùng lâm sàng nhưng các loài E debliecki, E neodebliecki, E scabra, và E spinosa đã được tìm thấy ở heo 1-3 tháng tuổi tuổi bị tiêu chảy. Bệnh có thể kéo dài 7-10 ngày đối với những con heo còn sống.
Có thể sử dụng sulfamethazine trong nước uống để điều trị cầu trùng. Kiểm soát cầu trùng ở heo con sơ sinh bị nhiễm I. suis là rất khó khăn. Việc sử dụng thuốc chống cầu trùng coccidiostats trong thức ăn của heo nái trong vài ngày hoặc vài tuần trước và sau đẻ đã được khuyến cáo và sử dụng trong thực tế, nhưng kết quả lại không ổn định.
Việc sử dụng thuốc Amprolium và Monensin không mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cầu trùng trên heo con trong thí nghiệm. Một quy trình kiểm soát để làm giảm số lượng noãn nang được khuyến cáo bao gồm: vệ sinh sạch sẽ, khử trùng và làm sạch bằng hơi nước các chuồng đẻ. Bổ sung Amprolium (loại 25% sử dụng trong thức ăn) với liều 10kg/tấn thức ăn, cho heo nái ăn thức ăn này một tuần trước khi đẻ và kéo dài tới khi heo con được 3 tuần tuổi, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi.
Sử dụng một liều duy nhất Toltrazuril (20mg/kg, uống) giúp giảm bài tiết noãn nang, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và giảm sự suy giảm khối lượng ở những heo con được gây nhiễm cầu trùng thực nghiệm. Dicalazuril (5mg/kg) đang được nghiêm cứu dưới dạng thuốc uống chống cầu trùng ở heo con.
Biên dịch: Acare Team
(theo Merck Manual)
Acare Vietnam
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
Tin mới nhất
T4,09/04/2025
- Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
- Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
- Hà Nội chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất