Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học ở vịt con bị nhiễm độc Aflatoxin B1 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học ở vịt con bị nhiễm độc Aflatoxin B1

    Tóm tắt

     

    Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của độc tố aflatoxin B1 (AFB1) đến một số chỉ tiêu huyết học của vịt con. Ba mươi vịt con Khaki Campbell một ngày tuổi được chia làm ba lô, mỗi lô 10 con. Lô I (đối chứng) nhận khẩu phần ăn không nhiễm AFB1, lô II và III nhận khẩu phần ăn có ngô nhiễm AFB1 với hàm lượng là 20ppb và 40ppb.

     

    Thí nghiệm kéo dài 6 tuần. Kết quả cho thấy các khẩu phần ăn nhiễm AFB1 đã ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu huyết học của vịt con (P<0,05). Vịt ở lô II và III đều có số lượng hồng cầu, hàm hượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu giảm so với đối chứng. Trái lại, bạch cầu tổng số tăng trong máu của vịt nhiễm độc. Hoạt độ men serum glutamate oxaloacetate transaminase (SGOT) và serum glutamate pyruvate transaminase (SGPT), hàm lượng urê, creatin tăng lên đáng kể trong khi hàm lượng đường, protein tổng số, albumin và g globulin giảm trong lô nhận thức ăn nhiễm AFB1.

    Ảnh minh họa

    Đặt vấn đề

     

    Aflatoxin là một nhóm độc chất được sản sinh ra khi ngũ cốc bị nhiễm Aspergillus flavus và Aspergillus paraciticus. Trong tất cả các loại aflatoxin, aflatoxin B1 (AFB1) được nghiêncứu nhiều nhất do đặc tính gây ung thư, đột biến và quái thai (Smela và ctv, 2001; Mishra và Das, 2003). Động vật thường gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe khi chúng bị nhiễm aflatoxin ở liều cao. Hiện tượng nhiễm độc aflatoxin trong thức ăn gia súc, gia cầm là khá phổ biển ở nhiều nước, và gây thiệt hại kinh tế rất lớn do vật nuôi chậm lớn, giảm khả năng sản xuất thịt và dư lượng aflatoxin trong gan, trứng và nhiều cơ quan nội tạng (Bintvihok và ctv, 2002).

     

    Biểu hiện trúng độc aflatoxin ở các loài vật nuôi khác nhau là khác nhau. Gia cầm bị nhiễm độc aflatoxin có biểu hiện gầy yếu, chán ăn, giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sử dụng thức ăn, khối lượng giết thịt và sản xuất trứng giảm, tăng các vết bầm tím và xuất huyết, tăng tính nhạy cảm với các tác nhân gây stress từ môi trường, vi khuẩn gây bệnh và tỷ lệ chết cao (Mendoza và ctv, 2006). Vịt con là loài gia cầm mẫn cảm nhất với aflatoxin. Gan là cơ quan đích của aflatoxin, những tổn thương ở gan có liên quan đến các enzym chức năng trong gan (Bintvihok và ctv, 2002). Trúng độc aflatoxin cũng làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu, tạo ra những biến đổi bệnh lý và chức năng của hệ thống miễn dịch cũngthay đổi (Chu Văn Thanh, 1996). Việc nghiên cứu tác dụng của loại độc tố này đến một số chỉ tiêu huyết học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị bệnh và tìm ra các biện pháp phòng chống có ý nghĩa thực tiễn là rất cần thiết. Thí nghiệm này được bố trí nhằm kiểm tra sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý (số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin,…), sinh hóa máu (protein, các tiểu phần protein, hàm lượng đường huyết,…) ở vịt con gây nhiễm độc thực nghiệm aflatoxin B1.

     

    Kết luận

     

    Các khẩu phần ăn nhiễm AFB1 ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu huyết học của vịt con. Vịt con ăn khẩu phần nhiễm AFB1 có số lượng HC, hàm lượng Hb, tỷ khối HC giảm, BC tổng số tăng so với lô ĐC. Hoạt độ men SGOT, SGPT, hàm lượng urê, creatin tăng lên đáng kể, trong khi hàm lượng đường, protein tổng số, albumin và g globulin giảm ở lô vịt ăn thức ăn nhiễm AFB1.

     

    Tác giả: Ngô Thị Thùy1*, Bùi Huy Doanh1 và Đặng Thái Hải1

    1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
    * Tác giả liên hệ: Th.S. Ngô Thị Thùy, Bộ môn Hóa sinh động vật, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; ĐT: 0978331387; Email: [email protected]

    Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 9.2020 (http://hoichannuoi.vn/tap-chi-khkt-chan-nuoi-so-thang-92020.html).

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.