[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang được chú trọng đầu tư phát triển. Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tăng lên đáng kể về cả số lượng và quy mô chuồng trại. Trên cơ sở đó, vấn đề kỹ thuật và quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng để đạt được hiệu quả chăn nuôi cao. Chỉ chăn nuôi tâm huyết chưa đủ, người chăn nuôi cần biết áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến như trí tuệ nhân tạo kết hợp xử lý ảnh để tối ưu chăn nuôi. Điểm đặc biệt của AI chính là khả năng tự động hóa hành vi của con người 24/7.
Nguồn: Dịch từ “How precision Farming can advance pork production”
Tiếng ho chính là cơ sở báo hiệu tình trạng suy hô hấp ở lợn. Các giải pháp trước đây sử dụng cảm biến, hoặc gần đây nhất là các micro kỹ thuật số sẽ được lắp đặt trong chuồng lợn. Nhiệm vụ của các mô hình AI chính là tính toán để phân biệt tiếng ho và các loại tạp âm khác. Khi phát hiện tiếng ho tăng lên nhiều lần, hệ thống sẽ thông báo để người nông dân hoặc bác sĩ thú y kịp thời can thiệp sớm trước 2 tuần.
Nguồn: Antimicrobial resistance in swine production. Animal Health Research Reviews 9(2):135-48
Hệ thống cảnh báo tiếng hét nhận được từ lợn con khi lợn nái đè lên, có thể giúp giảm thiểu tỉ lệ chết trong những ngày đầu lợn con ra đời. Tuy nhiên, việc phải luôn có công nhân quản lý ở đó để theo dõi hệ thống cảnh báo cũng chưa hiệu quả. Từ ý tưởng sử dụng một luồng điện kích hoạt trên lợn vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng làm lợn nái đứng dậy dường như là một giải pháp an toàn và tối ưu.
Tốc độ tăng trưởng là tiêu chí chính xác nhất để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Việc quan sát bằng mắt thường khó có thể nhận thấy rõ ràng những thay đổi nhỏ về cân nặng giữa các khoảng thời gian ngắn. Trường hợp cân đo lợn thường xuyên trong trang trại quy mô lớn tốn kém rất nhiều chi phí về thời gian, nhân công, lại gây hoảng loạn cho đàn lợn nên gần như là bất khả thi. Các mô hình AI dựa trên góc quay, khoảng cách để tính toán diện tính lợn. Từ đó xác định cân nặng và ước tính tốc độ tăng trưởng.
Bên cạnh đó, xem xét hoạt động của lợn để đánh giá mức độ phúc lợi và sức khỏe của lợn cũng có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo năng suất chăn nuôi. Trong hình dưới, dựa vào các dải màu để đánh giá được chỉ số hoạt động của lợn.
Nguồn: Công ty RE-THINKING
Nhóm nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề trên, công ty RE-THINKING – tập hợp của những thành viên có chung niềm đam mê sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người nông dân.
RE-THINKING tập trung vào nghiên cứu giải thuật – thuật toán cũng như xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh học nhằm đề xuất các mô hình dự đoán có tính ứng dụng cao nhất và chính xác nhất có thể. Nhóm đã có 3 công bố và 1 bài poster trên hội nghị chỉ trong 4 tháng làm việc cùng nhau.
Thành viên chủ chốt của nhóm đã có kinh nghiệm nghiên cứu tại nhiều trường và viện trên thế giới. Trong đó có những Viện nổi tiếng như Viện Dữ liệu lớn (Tập đoàn Vingroup), Viện Hàn lâm Khoa học Sinica (Đài Loan), Đại học Quốc gia Úc, Đại học Melbounre. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, chăn nuôi đến từ Đại học Evora (Bồ Đào Nha), Đại học Murcia (Tây Ban Nha), Đại học Y Đài Bắc (Đài Loan), Đại học Quy Nhơn, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ.
Nguyễn Tấn Thành, sáng lập RE-THINKING
Sản phẩm đầu tiên của nhóm là hệ thống xác định thân nhiệt bất thường của lợn bằng điện thoại đã có mặt trên thị trường. Các mô hình phân tích hoạt động, ước tính tăng trưởng và thiết bị IoT cũng đã sẵn sàng.
Định hướng và hợp tác nghiên cứu
Hiện nay, nhóm tập trung vào 3 bài toán chính:
- Hoàn thiện hệ thống IoT nhằm quản lý và kiểm soát mọi thiết bị trên điện thoại (Nhiệt độ, CO2, NH3, độ ẩm và thiết bị bật tắt tự động)
- Mô hình ước tính tăng trưởng và theo dõi hoạt động của lợn thông qua camera 2D.
- Xây dựng bài toán xác định tiếng ho của lợn để dự đoán bệnh.
RE-THINKING rất mong muốn hợp tác với các chuyên gia và nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện, phát triển sản phẩm, thực hiện giấc mơ “Người Việt dùng hàng Việt” với sứ mệnh đưa Việt Nam không còn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.
P.V
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty TNHH RE-THINKING
Địa chỉ: 09 Nguyễn Hữu Dật, Tân Phú, Hồ Chí Minh
SĐT: 092.6789.683
- chăn nuôi lợn li>
- trí tuệ nhân tạo li>
- rethinking li>
- AI li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất