Tính đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tính đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang

    Tóm tắt

    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tính đa dạng di truyền và chỉ thị phân tử liên quan đến năng suất và khả năng kháng bệnh trên chim cút ở Tiền Giang bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch cánh của chim cút ly trích DNA máu bằng bộ Kit GenAll, sau đó điện di trên gel agarose rồi phân tích sự hiện diện của gen kháng bệnh bằng phương pháp PCR và phân tích đa dạng di truyền dựa trên microsatellite liên quan đến tính trạng năng suất của chim cút tại TP Mỹ Tho, Châu Thành và Chợ Gạo (Tiền Giang).

     

     

     

     

     

     

    Ảnh minh họa

     

    Kết quả PCR 1.410 mẫu DNA bộ gen của 141 dòng cút được phân tích đa dạng di truyền với 10 mồi microsatellite cho thấy tổng số alen là 163 với trung bình là 16,3b alen/locus. Trong 163 alen này có 35 alen đồng hình, chiếm 21% và 128 alen đa hình, chiếm 79%. Số lượng các alen ở từng locus là 3-31 alen và đa dạng về kích thước 100-800bp.

     

    Kết quả cũng cho thấy giữa các dòng có sự khác biệt trong di truyền, các dòng cút được nghiên cứu đa dạng về chỉ tiêu liên quan đến năng suất như khối lượng trứng và vỏ trứng, có sự khác biệt về chỉ tiêu khối lượng vỏ trứng trong các cá thể cút đang nghiên cứu, hầu hết các locus đều có thông tin đa hình cao (PIC>0,5) cho thấy khi dùng các cặp mồi liên quan với tính trạng năng suất, các dòng cút đang nghiên cứu có sự đa hình cao và quần thể tính đa hình về màu lông.

     

    Kết quả chọn lọc 141 cá thể thuộc 3 dòng để phân tích gen với mồi microsatellite đã chọn ra được các gen liên kết với tính kháng bệnh và các microsatellite liên kết với tính trạng năng suất. Từ đó, sử dụng phương pháp sinh học phân tử để chọn lọc các cá thể mang gen kháng bệnh và gen quy định năng suất để lai tạo thế hệ F1 và tạo ra dòng cút bố mẹ khác xa về di truyền, giúp tăng năng suất trứng và khả năng kháng bệnh.

     

    Đặt vấn đề

     

    Mặc dù nghề nuôi chim cút phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vấn đề con giống vẫn là nỗi trăn trở chung cho hầu hết các nhà chăn nuôi. Khả năng sản xuất của các dòng cút hiện tại không đồng đều nhau và do đó chưa phát huy hết tiềm năng giống. Qua kết quả khảo sát điều tra cho thấy các giống chim cút, trong một thời gian dài, do ít được chú trọng chọn lọc nên đã bị pha tạp ở nhiều mức độ khác nhau và có thể đã phân chia thành nhiều dòng khác nhau dẫn tới năng suất chênh lệch nhau.

     

    Do đó, vấn đề chọn lọc, lai tạo các dòng chim cút để tạo ra các dòng mới có năng suất và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi và người tiêu dùng là vấn đề cần thiết hiện nay. Công tác này có thể được tiến hành nhanh chóng và chính xác thông qua việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học và đã được ứng dụng một cách rộng rãi trong việc xác định quan hệ di truyền cũng như chọn lọc, lai tạo các giống vật nuôi với các tính trạng mong muốn. Việc hiểu biết về các chỉ thị phân tử và những gene liên quan giúp các nhà khoa học rất nhiều trong công tác giống.

     

    Phần lớn các chỉ thị di truyền ứng dụng trên gia cầm là các chỉ thị DNA, bao gồm 2 loại: loại 1 là các gen đã biết chức năng và loại 2 là các phân đoạn DNA với tần số lặp lại cao thấp khác nhau trên từng giống, hoặc từng dòng khác nhau. Các loại chỉ thị phân tử này là cần thiết để sử dụng trong nghiên cứu di truyền quần thể, quan hệ tiến hóa, lập bản đồ gen và làm cơ sở cho công tác chọn và lai tạo giống. Trong thời gian gần đây đã có những công trình nghiên cứu đa dạng di truyền của cút ở mức độ phân tử và cho kết quả rất khả quan (Kayang và ctv, 2002; Kim và ctv, 2007; Farrag và ctv, 2011). Tại Iran, công trình của Emrani và ctv (2011) đã xác định được mối quan hệ di truyền của 4 dòng cút Pharaoh, Tuxedo, Panda và Golden, qua đó góp phần đáng kể trong công tác chọn và lai tạo giống.

     

     Song song với công tác chọn lọc và phân dòng, việc tìm ra mối liên kết giữa các chỉ thị phân tử với các tính trạng mong muốn của cút cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm nghiên cứu (Begli và ctv, 2010; Lotfi và ctv, 2011). Xuất phát từ các vấn đề nêu trên đề tài “Đánh giá đa dạng di truyền của các dòng chim cút tại Tiền Giang” được tiến hành.

     

    Kết luận

     

    Đề tài đã đạt được những kết quả như chọn ra được các gen liên kết với tính kháng bệnh và các microsatellite liên kết với tính trạng năng suất. Từ đó, sử dụng phương pháp sinh học phân tử để chọn lọc các cá thể mang gen kháng bệnh và gen quy định năng suất để lai tạo thế hệ F1 và khảo sát được năng suất trứng và tỷ lệ hao hụt của 200 cá thể F0 thuộc 3 nhóm vàng nâu, xám nâu và vàng đốm nâu. Trong đó nhóm vàng nâu cho năng suất cao nhất, trung bình là 0,74 quả/mái/ngày; tỷ lệ đẻ là 88,83%, KL trứng trung bình là 11,76g.

     

    Kết quả sau khi phân tích sự hiện diện của gen kháng bệnh và tính đa dạng di truyền các cá thể cút F0, đã lai tạo ra F1, chọn lọc các cá thể F1 đồng nhất về kiểu gen kháng bệnh và đa hình kiểu gen quy định tính trạng năng suất để tiến hành khảo sát năng suất, tiếp tục lai tạo F2. Đề tài cũng đã khảo sát năng suất của F1 và so sánh năng suất với F0. Kết quả cho thấy cút F1 cho năng suất cao hơn 30% so với cút F0, KL trứng cao hơn 5,6%. Tạo cút F2 và so sánh hiệu quả kinh tế khi nuôi giống địa phương và nhóm cút F2 lai tạo được. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn 20%. Nhìn chung, nghiên cứu đã tạo ra được nhóm giống cút tiềm năng giúp cho việc tạo giống với năng suất và khả năng kháng bệnh cao hơn các nhóm giống cút đang nuôi tại các nông hộ.

     

    Tác giả: Lê Ngọc Mẫn12*, Đoàn Thị Ngọc Thanh1, Nguyễn Vĩ Nhân1, Nguyễn Hoài Nhân1, Nguyễn Thị Yến Mai2 và Trần Hoàng Diệp1

    1 Trường Đại học Tiền Giang

    2 Trường Cao Đẳng Nam Bộ

    * Tác giả liên hệ: ThS. Lê Ngọc Mẫn, Giảng viên Bộ môn – Trường Đại học Tiền Giang; Email: [email protected]

    Nguồn: Tạp chí KTKT Chăn nuôi số tháng 1.2021 – Hội Chăn nuôi Việt Nam (http://hoichannuoi.vn/uploads/files/TAPCHICHANNUOI%20so%20thang%201_2_2021%20(1).pdf)

    ISSN 1859 – 476X

    Toà soạn:

    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

    Điện thoại: 024.36290621 hoặc ThS Nguyễn Đình Mạnh (091 334 0186)

    Fax: 024.38691511

    E – mail: [email protected]

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.