TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả điều trị đàn heo nhiễm Mycoplasma suis của 4 loại kháng sinh kết hợp khác nhau trên tổng số 100 heo cai sữa được xác nhận nhiễm M. suis trước đó được phân vào 4 lô: Lô I sử dụng kháng sinh flofernicol và doxycycline; Lô II: doxycycline; Lô III: bactrim (trimethoprim và sulfamethoxazole); và Lô IV: doxycycline và bactrim, được bổ sung vào trong khẩu phần của heo sau cai sữa có nhiễm M. suis với 2 đợt điều trị, trong giai đoạn từ sau cai sữa đến lúc 3 tháng tuổi đã có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm M. suis; làm cải thiện các chi tiêu sinh lý, sinh hoá máu như sự gia tăng trở lại mức bình thường của hàm lượng tế bào hồng cầu từ mức thấp (5,62-5,88×10^12/l) trở về mức 6,32-6,99×10^12/l, hàm lượng Hemoglobin (HGB) từ mức 9,91- 10,17g/dl trở về 10,55-12,87 g/dl, hàm lượng Hematocrit từ mức 33,02-34,22% về mức 42,41-38,43% và glucose huyết từ mức 49,28-51,94 mg/dl về mức 93,70-113,79 mg/dl.
Hiệu quả của việc điều trị cũng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu bệnh hô hấp và tiêu hóa. Kết quả điều trị cho thấy kháng sinh tốt nhất là ở lô IV có sự kết hợp kháng sinh doxycycline và bactrim, kế đến là lô I (doxycycline và florfenicol). Kết quả điều trị chỉ được ghi nhận rõkhi được cấp thuốc ít nhất hai lần với liệu trình 7 ngày/lần cấp và mỗi lần cấp cách nhau 30 ngày.
Từ khóa: Mycoplasma suis, heo con cai sữa, điều trị.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng Mycoplasma suis (M. suis), tên gọi trước đây là Eperythrozoon suis, sau được phân loại lại thuộc chi Mycoplasma, có thể xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi của heo. Bệnh thường liên quan đến các yếu tố stress và có thể tái phát ở động vật bị stress thường xuyên, kết hợp đồng thời với các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh do ký sinh trùng hoặc cùng các vấn đề liên quan đến quản lý đàn. Loài vi sinh vật này còn được cho là có liên quan đến rối loạn sinh sản trên heo nái, gia tăng cảm nhiễm bệnh lý đường ruột và đường hô hấp (Hoelzle và ctv, 2006).
suis có rất nhiều ở các tế bào hồng cầu heo, chúng bám lên bề mặt hồng cầu, gây biến dạng, hư hại, làm sụt giảm số lượng cũng như chức năng của hồng cầu. Heo nhiễm bệnh bị giảm glucose huyết và bị co giật, hôn mê và chết (Ana và ctv, 2011). Các xét nghiệm huyết học có thể được sử dụng để xác định M. suis. Kết quả huyết học cho thấy, nồng độ hemoglobin, hematocrit giảm thấp, giảm số lượng tế bào hồng cầu và nồng độ đường glucose trong máu giảm. Sự gia tăng của tổng nồng độ bilirubin là dấu hiệu điển hình cho triệu chứng thiếu máu tán huyết. Ở dạng thiếu máu tán huyết, sự gia tăng số lượng bilirubin tự do (gián tiếp) có thể xảy ra do sự kết hợp với axit glucuronic trong gan bị ức chế (Heinritzi, 1999).
Kháng sinh nhóm tetracyclines được coi là một kháng sinh đặc hiệu để loại trừ M. suis. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, có thể là do việc duy trì bổ sung tetracyclines ở các mức độ khác nhau trong thức ăn làm xuất hiện dạng thể mãn tính kéo dài (Messick và ctv, 2011). Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về loài vi sinh vật cũng như ảnh hưởng của chúng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị M. suis lên các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và tình trạng sức khỏe của heo con cai sữa bằng một số kháng sinh trên điều kiện thực tế chăn nuôi heo tại Việt Nam.
- VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu và thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm (TN) được tiến hành tại 1 trại chăn nuôi heo thuộc tỉnh Bình Dương. Các xét nghiệm tìm và phát hiện vi khuẩn M. suis trong mẫu máu heo tại phòng Lab Hàn-Việt, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Các mẫu máu kiểm tra chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa được gửi đến Phòng khám đa khoa Ái Nghĩa, P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Đối tượng: 100 con heo con sau cai sữa 18- 21 ngày tuổi có khối lượng (KL) trung bình 5-7kg, có dấu hiệu lâm sàng chung của bệnh M. suis như thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm với sự đồng đều về trọng lượng, giới tính, độ tuổi.
Ô chuồng TN: Mỗi ô chuồng TN có diện tích 30m2 , nền xi măng có độ dốc thích hợp để thoát nước, máng ăn tự động có gắn hệ thống nước để làm giảm độ bụi của thức ăn. Nước được cung cấp bằng núm uống tự động. Ô chuồng của các lô được bố trí trong cùng một dãy.
Thức ăn: Trong tuần đầu, sau khi chuyển heo vào chuồng, cho heo ăn hạn chế để tránh tiêu chảy, sau đó cho ăn tự do. Các kháng sinh sử dụng trong TN được trộn vào thức ăn để khảo sát
2.2. Bố trí thí nghiệm
Đàn heo cai sữa được lấy máu đem đi xét nghiệm tìm M. suis. Nếu trang trại được xác nhận nhiễm M. suis thì sẽ được tiến hành bố trí TN. Heo được lựa chọn mẫu ngẫu nhiên theo cách bốc thăm và được chia vào 4 lô, mỗi lô 25 con. TN được bố trí theo mẫu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với yếu tố TN là kháng sinh được phân phối vào 4 lô như bảng 1.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trước khi TN, 5 heo ngẫu nhiên trên mỗi ô chuồng được lấy mẫu xét nghiệm. Sau đó, các heo được TN điều trị. Có 2 lần điều trị bằng các loại kháng sinh, lần điều trị 2 cách lần 1 là 30 ngày và mỗi lần điều trị diễn ra trong 7 ngày. Sau mỗi lần điều trị, 5 heo con sẽ tiếp tục được chọn một cách ngẫu nhiên ở mỗi lô sẽ được kiểm tra máu lại để đánh giá sự thay đổi cường độ nhiễm M. suis của từng lô thông qua các kết quả xét nghiệm giống như trước khi sử dụng kháng sinh. Các lần kiểm tra đánh giá mẫu máu lại theo định kỳ 2 tuần/lần.
Chỉ tiêu về sinh lý máu: Kiểm tra xét nghiệm số lượng tế bào hồng cầu (RBC), hàm lượng hemoglobin (HMG), hàm lượng hematocrit (HCT).
Chỉ tiêu sinh hóa huyết thanh: Glucose huyết (GLU).
Chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khỏe heo (%): bệnh hô hấp (HH), bệnh tiêu hóa (TH), tỷ lệ chết.
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel phiên bản 2015. Phần mềm minitab 17, dùng trắc nghiệm F, Phi tham số và trắc nghiệm χ2 .
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của M. suis đến các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
Kết quả ở bảng 2 thể hiện sự khác biệt rõ ràng các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu trước và sau TN ở từng lô và giữa các lô. Tại thời điểm trước TN, đàn heo cai sữa được khảo sát có giá trị các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu heo đồng đều giữa các lô (P<0,05).
Sau khi điều trị, toàn bộ các lô TN có bổ sung kháng sinh điều trị đều làm cho giá trị trung bình của các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu gia tăng có ý nghĩa (P<0,05) so với giá trị trung bình trước khi điều trị. Trong đó, sự cải thiện ở lô IV khác biệt rõ ràng so với lô III (P<0,05) ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi.
Cụ thể là, sử dụng kháng sinh ở 4 lô được bổ sung vào trong khẩu phần của heo trong giai đoạn TN đã có tác dụng làm cải thiện các chi tiêu sinh lý, sinh hoá máu, cũng như sự gia tăng trở lại mức bình thường của hàm lượng RBC từ mức thấp 5,62-5,88×10^12/l trở về mức bình thường 6,32-6,99×10^12/l), HGB từ mức 9,91-10,17g/dl trở về mức bình thường 10,55-12,87 g/dl), HCT từ mức 33,02- 34,22% về mức bình thường 42,41-38,43% và glucose huyết từ mức 49,28-51,94 mg/dl về mức bình thường (93,70-113,79 mg/dl).
Ngoài ra, từ kết quả minh họa diễn tiến sự thay đổi các chỉ tiêu tại Hình 1 cho thấy sự gia tăng rất nhanh so với trước khi dùng kháng sinh ở tất cả các lô TN ngay sau lần điều trị bằng kháng sinh đầu tiên và tiếp tục tăng cao rất có ý nghĩa (P<0,05) ở các lần xét nghiệm sau lần cấp thuốc thứ 2, và đều đạt các giá trị trung bình trong khoảng chỉ số sinh lý.
Từ các dữ liệu tổng hợp ở Bảng 2 và Hình 1 cũng có thể nhận thấy nhóm IV nổi trội hơn về mặt cải thiện ảnh hưởng của bệnh đối với các chỉ tiêu trên, trong khi đó, lô III chậm hơn so với các các lô khác. Theo nghiên cứu của De Busser và ctv (2008), khi theo dõi điều trị bằng kháng sinh oxytetracyclines trong vòng 7 ngày trên đối tượng heo con bị nhiễm M. suis cho thấy, giá trị trung bình về các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu thấp hơn so với kết quả ở các lô TN của chúng tôi. Cụ thể là các chỉ số trung bình hàm lượng hemoglobin là 2,29 g/dl (so với 12,87 g/dL), hematocrit là 12% (so với 42,41%) và số lượng hồng cầu 2,6×10^12/l (so với 6,99×10^12/l).
Điều này có thể giải thích rằng, mức độ nhiễm M. suis trên heo trong TN này thấp hơn so với nghiên cứu trên, đồng thời cho thấy liệu trình điều trị M. suis bằng kháng sinh thuộc nhóm tetracyclines cần được thực hiện trong thời gian đủ dài, ít nhất sau hai lần điều trị, mỗi lần cách nhau 2 tuần tuần thì mới có thể cải thiện rõ các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu heo nhiễm M. suis.
3.2. Ảnh hưởng của M. suis đến các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe heo
Kết quả từ Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ ngày con bệnh giữa các lô TN II và IV có sự khác biệt về mặt thống kê với P<0,05, với tỷ lệ ngày con bệnh cao nhất (3,59% ở tỷ lệ bệnh tiêu hóa và 2,08% bệnh hô hấp) ở lô II và thấp nhất là lô IV (1,87% ở tỷ lệ bệnh tiêu hóa, 1,01% bệnh hô hấp). Lô III có tỷ lệ cao thứ hai với 2,29% ở tỷ lệ bệnh tiêu chảy và 1,20% ở bệnh hô hấp.
Như vậy, hiệu quả điều trị M. suis ở lô IV đã góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh hô hấp và tiêu hóa trên heo con so với lô còn lại, và có ý nghĩa khác biệt so với lô II (P<0,05). Các kháng sinh ở lô I và III tuy có sự cải thiện nhưng chưa tạo ra được sự khác biệt so với các lô còn lại. Điều này có thể hiểu rằng, nếu việc điều trị M. suis bằng kháng sinh trên heo hiệu quả sẽ có tác dụng cải thiện tỷ lệ bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa ở đàn heo.
Heo chết xảy ra ở lô I (2 con) và lô IV (2 con) do tiêu chảy nặng; 1 con ở lô II chết không rõ nguyên nhân; ở lô III không có con nào chết. Song, tỷ lệ chết này không có ý nghĩa về mặt thống kê. M. suis thường gây bệnh mãn tính, ít gây chết heo, nhưng lại gây thiệt hại ngầm về mặt kinh tế chăn nuôi heo. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của De Busser và ctv (2008), tỷ lệ chết của đàn heo nhiễm M. suis được ghi nhận lên tới 16%. Điều này chứng tỏ đàn heo sau cai sữa trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ nhiễm nhẹ hơn so với đàn heo khảo sát trong nghiên cứu của De Busser.
Tóm lại, việc điều trị M. suis ở heo cai sữa bằng kháng sinh được bổ sung vào trong thức ăn ở các lô TN cho thấy có sự khác nhau ở các chỉ số tăng trưởng của heo cai sữa. Hiệu quả cao nhất là lô IV (doxycycline và bactrim), kế đến là lô I (doxycycline và flofernicol) và III (bactrim) và thấp nhất là lô II (doxycycline).
Điều này có thể được giải thích rằng tình trạng nhiễm M. suis được cải thiện ở cả 4 lô, trong đó, các lô có sử dụng kháng sinh kết hợp doxycylines (lô IV hay lô I) tạo ra sự cải thiện sớm dẫn đến tăng khối lượng trên đàn heo TN đồng thời được cải thiện. Tuy nhiên, do thời gian bố trí TN ngắn, chỉ kéo dài 70 ngày nên các số liệu liên quan đến hiệu quả điều trị M. suis và chỉ tiêu tăng trưởng không thể hiện một cách rõ ràng trong TN này.
4. KẾT LUẬN
Hiệu quả điều trị M. suis thể hiện trên các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu cho thấy kháng sinh có chứa doxycycline sẽ tạo ra hiệu quả điều trị cải thiện nhanh hơn so với lô thuốc không sử dụng nhóm kháng sinh này, đặc biệt hiệu quả điều trị sẽ được ghi nhận rõ ràng khi kết hợp kháng sinh doxycycline với các kháng sinh phổ rộng khác. Ngoài ra, điều trị M. suis bằng kháng sinh trên heo sẽ có tác dụng cải thiện tỷ lệ bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và các chỉ tiêu liên quan đến năng suất của đàn heo cai sữa trong TN.
Nguyễn Ngọc Hải1, Bùi Thị Diệu Mai1* và Diệp An Thành Long2
1 Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
* Tác giả liên hệ: ThS. Bùi Thị Diệu Mai, Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, Điện thoại: 0901613795.
Email: [email protected]
Ngày nhận bài báo: 30/01/2021 – Ngày nhận bài phản biện: 20/02/2021
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/03/2021
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 5.2021
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.36290621/ Fax: 024.38691511
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ana M.S. Guimaraes, Andrea P. Santos, Phillip SanMiguel, Thomas Walter, Jorge Timenetsky and Joanne B. Messick (2011). Complete Genome Sequence of Mycoplasma suis and Insights into Its Biology and Adaption to an Erythrocyte Niche. PLoS ONE, 6(5): e19574.
- De Busser E.V., Mateusen B., Vicca J., Hoelzle L.E., Freddy Haesebrouck F. and Maes D. (2008). Mycoplasma suis infection in suckling pigs on a Belgian farm. Vlaams Diergeneeskundig Tijdschrift, 77(3): 182-86.
- Heinritzi K.H. (1999). Untersuchungien zur Pathogienese und Diagnostik der Infektion mit Eperythrozoon suis. Professorial dissertation. Ludwig Maximilians University of Munich, Germany.
- Hoelzle L.E., Hoelzle K., Ritzmann M., Heinritzi K. and Wittenbrink M. (2006). Mycoplasma suis Antigens recognized during humoral immune response in experimentally infected pigs. Cli. & Vac. Imm.,13(1): 116-22.
- Messick J.B. (2011). Hemotrophic mycoplasmas (hemoplasmas): a review and new insights into pathogenic potential. Vet. Cli. Pathol., 33: 2-13
- điều trị li>
- heo con cai sữa li>
- Mycoplasma suis li>
- sinh hóa máu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất