Ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính

    Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn, huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 phương pháp quản lý và xử lý phân bò: Phơi nắng (Nghiệm thức 1), ủ đống có mái che (Nghiệm thức 2), ủ đống không có mái che (Nghiệm thức 3) với 3 lần lặp lại. Thời gian theo dõi nghiệm thức 1 là 7 ngày, nghiệm thức 2 và 3 là 30 ngày về lượng khí CH4, COphát thải từ phân bò và sự thay đổi về thành phần hóa học của phân trước và sau thí nghiệm. Kết quả cho thấy chênh lệch về khối lượng cũng như DM, OM, N và C của phân bò ban đầu và sau khi kết thúc thí nghiệm ở các phương pháp quản lý phân có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05), trong đó ở NT1 sai khác nhiều so với NT2 và NT3, giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác. Ở NT1 khối lượng và DMgiảm khá nhiều so với NT2 và NT3 (44,5kg so với 4,3 và 4,85kg; 71,67% so với 3,9% và 1,79% đối với DM), OM ở NT1 sau khi thí nghiệm không thay đổi nhiều, trong khi đó ở NT2 và NT3 giảm đến 14,8%và 13% tương ứng. Lượng Nitơở NT1 giảm nhiều nhất (0,27%/DM) so với 0,19 và 0,16 ở NT2 và NT3, hàm lượng Cacbon tổng dao động 48,4-52,5%, lượng Cacbon ở NT1 sau thí nghiệm không thay đổi nhiều (0,1%) trong khi đó ở NT2 và NT3 giảm rõ rệt (8,3% và 7,3% tương ứng). Trong các phương pháp quản lý phân bò đang được sử dụng phổ biến thì phương pháp phơi nắng phát thải CH4 và CO2 ít nhất 0,75g CH4/kgOM; 136g CO2/kgOM so với phương pháp ủ đống có mái che là 2,61g CH4/kgOM; 527g CO2/kgOM và ủ đống không mái che là 170g CH4/kgOM; 474g CO2/kgOM. Giữa phương pháp ủ đống có mái che và không mái che không có sự sai khác.Đề nghị tiếp tục nghiên cứu phát thải khí nhà kính từ các phương pháp quản lý phân bò tại Việt Nam trong thời gian dài hơn để kết quả đánh giá thuyết phục hơn.

     

    ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Theo số liệu thống kê tháng 10/2017 tổng số đàn bò ở Việt Nam 5,6 triệu con có xu hướng tăng hàng năm. So với năm 2016 tăng 2,8%, năm 2015 tăng 5,08% (Tổng cục thống kê, 2018). Với sự tăng trưởng ngành chăn nuôi bò thì kéo theo nhiều vấn đề trong quá trình chăn nuôi. Mỗi con bò trưởng thành trung bình thải ra 14 kg phân/ngày (Dương Nguyên Khang, 2007). Vậy mỗi ngày cả nước ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam thải ra môi trường khoảng 77 triệu tấn phân bò. Cũng theo Dương Nguyên Khang (2007) cứ mỗi 1 kg phân trâu bò trong điều kiện kỵ khí sẽ sinh 0,036 m3 gas (thành phần chính là khí nhà kính).

     

    Trong hoạt động nông nghiệp ngành chăn nuôi đóng góp 16-18% (tính theo lượng CO2 tương đương) khí nhà kính, đứng sau nhiên liệu hóa thạch và đất ngập nước (Johnson, 1995). Trong tổng lượng CH4 thải ra môi trường thì hoạt động chăn nuôi gia súc nhai lại (trâu, bò) góp 74% (Tamminga, 1992), nguy cơ phát thải CH4 vẫn tăng lên do sự tăng số  đầu con và quy mô chăn nuôi để đáp ứng cho nhu cầu thịt ngày càng tăng của con người (Leng, 2008). Các nguồn chính của khí thải trong ngành chăn nuôi là: sản xuất thức ăn và chế biến (45%), chất thải trong quá trình tiêu hóa của bò (39%) và sự phân hủy của phân (10%). Phần còn lại là từ việc xử lý và vận chuyển sản phẩm động vật (FAO, 2013). Theo Roos (2001) thì mức độ phát thải từ quá trình lên men dạ cỏ chiếm 28% tính theo tổng lượng CH4 thải ra bầu khí quyển, trong khi đó theo ước tính CH4 từ phân gia súc (quá trình ủ phân yếm khí) chiếm 13-14% (IPCC, 1996). Có rất nhiều nghiên cứu về sự phát thải khí nhà kính và các biện pháp giảm phát thải nhưng tập trung chủ yếu về tác động đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn để giảm lượng phát thải khí nhà kính từ môi trường dạ cỏ nhưĐoàn Đức Vũ (2014), trong khi đó khí thải từ chất thải của gia súc phát thải ra môi trường không hề nhỏ (khoảng 10-14%), tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về khí thải nhà kính từ chất thải của gia súc. Đặc biệt ở nước ta phương pháp quản lý và xử lý phân bò theo nhiều phương thức khác nhau cho nên khả năng phát thải khí nhà kính cũng sẽ khác nhau.

     

    Xuất phát từ thực tiễn trên, thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương pháp quản lý phân bò đến phát thải khí nhà kính” đã được thực hiện với mục tiêu đánh giá được phát thải khí nhà kính (CO2, CH4) từ các phương pháp quản lý phân bò đang được nông dân áp dụng phổ biến ở các địa phương.

     

    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

    Vật liệu nghiên cứu

     

    Phân bò

     

    Thùng xốp: kích thước 1,045 x 0,730 x 0,675m.

     

    Chamber đo khí: khung sắt (3x3x2 m) hình hộp và đỉnh hình chóp (3x3x0,5 m), toàn bộ được bao phủ nilon nhà kính, có 4 bánh xe di chuyển và được lắp 1 đoạn ống Φ60 có lỗ thu khí và được kết nối với máy bơm khí (0,86m3/phút).

     

    Địa điểm và thời gian nghiên cứu

     

    Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc lớn, huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương trong thời gian từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018.

     

    Phương pháp nghiên cứu

     

    Bố trí thí nghiệm

     

    Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 phương pah1p quản lý phân bò: Phơi nắng (Nghiệm thức 1), ủ đống có mái che (Nghiệm thức 2), ủ đống không có mái che (Nghiệm thức 3) với 3 lần lặp lại. Thời gian theo dõi nghiệm thức 1 là 7 ngày, nghiệm thức 2 và 3 là 30 ngày.

     

    Các chỉ tiêu theo dõi:

     

    Thành phần hóa học của phân: Chất hữu cơ (OM), Vật chất khô (DM), Cacbon tổng (C), Nito tổng (N) của phân bò bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm.

     

    Lượng khí CH4, CO2 phát thải từ phân bò.

     

    Phương pháp lấy mẫu:

     

    Mẫu Phân:

     

    Mẫu phân trước khi xử lý và sau khi xử lý: mỗi lần lấy 500 gam/mẫu. Bảo quản bằng túi zip ở nhiệt độ thường theo phương pháp Test Method For The Examination Of Composting And Compost (Wayne,2001).

     

     Khí CH4, và CO2:

     

    Lắp Chamber phủ hết phần vật liệu cần tính toán phát thải, bật quạt làm xáo trộn không khí bên trong Chamber, bật bơm hút, sau 1 giờ tiến hành đo vận tốc dòng khí bên trong đường ống PVC. Vận tốc dòng khí được đo bằng máy đo lưu lượng Extech SDL350. Sau đó dùng kim tiêm rút 40 ml mẫu khí nơi có lắp nút cao su lấy mẫu và đồng thời lấy 1 mẫu không khí ngoài chamber. Mẫu khí thu được cho vào lọ hút chân không, đồng thời ghi nhận giá trị nhiệt độ bên trong và bên ngoài buồng khí bằng nhiệt kế thang 100oC.

     

    Số lần đo khí:2 lần/ ngày lúc 7 giờ và 13 giờ trong suốt thời gian thí nghiệm.

     

    Cân khối lượng phân đầu vào và ra: dùng cân đồng hồ loại 100 kg.


    Lấy mẫu phân bò bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm để phân tích thành phần hóa học theo TCVN 9466:2012.

    Phương pháp phân tích:

     

    Thành phần OM, DM được phân tích theo AOAC (1990), Cacbon (C) được tính theo OM/1,8 (Trần Thị Mỹ Diệu, 2012), N được phân tích theo phương pháp Kjeldahl.

     

    Các mẫu khí được phân tích bằng máy đo GASMET infra-red. Tổng lượng khí mê tan vàCO2 sản sinh (g/kg DM hoặc g/kg OM) được tính như sau:

     

    Tổng CH4 (hay CO2) sinh ra (g/kg DM) = tổng lượng CH4 (hay CO2) trong Chamber – tổng lượng CH4 (hay CO2) ngoài Chamber (tức là CH4 (hay CO2) có trong không khí).

     

    Phương pháp xử lý số liệu

     

    Số liệu thu thập được trong thí nghiệm được phân tích ANOVA – GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 16.0. Phân tích sự sai khác giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức bằng phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%.

     

    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

     

    Sự biển đổi về tỷ lệ thành phần hóa học của phân bò trước và sau thí nghiệm:

     

    Thành phần hóa học của phân bò trước khi đưa vào thí nghiệm không có sự sai khác về các chỉ tiêu theo dõi, vì phân bò trước khi đưa vào thí nghiệm đã được xử lý khá đồng đều bằng phương pháp trộn mẫu chất thải rắn của Trần Thị Mỹ Diệu (2012).

    Bảng 1 cho thấy chênh lệch về khối lượng ban đầu và khi kết thúc thí nghiệm của phân bò ở các phương pháp xử lý phân có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05), trong đó ở NT1 khối lượng chênh lệch này khá cao so với NT2 và NT3 (44,5kg so với 4,3 và 4,85kg), tuy nhiên giữa NT2 và NT3 sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê.

     

    Phương pháp phơi nắng làm cho hơi nước thoát ra nhiều gây nên sự chênh lệch khối lượng khi kết thúc thí nghiệm giữa NT1 so với NT2 và NT3. Sự sụt giảm khối lượng này có ý nghĩa lớn về phương pháp bảo quản và lưu trữ phân. Tương ứng với khối lượng thì tỷ lệ phần trăm DM hao hụt của phân sau khi kết thúc thí nghiệm ở NT1 cũng có sự chênh lệch khá lớn so với ở NT2 và NT3 (71,67% vs 3,9% và 1,79%), không có sự sai khác giữa NT2 và NT3 và tỷ lệ % OM cũng theo chiều hướng trên. Phân đưa vào thí nghiệm có tỷ lệ phần trăm DM thấp, trung bình 20%, không phù hợp cho phương pháp xử lý Composting (Nguyễn Văn Phước, 2012).

     

    Hàm lượng chất hữu cơ trong phân bò cao 87,2 – 94,4 % DM, là thành phần chính tạo ra khí nhà kính trong quá trình phân hủy. Ở NT2 và NT3 thì quá trình phân hủy sinh học xảy ra mạnh hơn nên lượng OM mất đi nhiều hơn ở phương pháp phơi nắng. Phơi nắng không làm giảm OM mà chỉ có tác dụng làm khô.

     

    Hàm lượng Nitơ trong phân bò đưa vào thí nghiệm dao động từ 1,44 – 1,49%.Sau khi kết thúc thí nghiệm, sự thất thoát lượng Nitơ ở NT1 nhiều nhất (0,27%/DM) vì có sự chuyển hóa thành NH3 khi gặp điều kiện hiếu khí ở nhiệt độ cao do phơi nắng và có sự sai khác so với NT2 và NT3 (P<0,05), tuy nhiên giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác.

     

    Nitơ là thành phần có giá trị trong phân bón hữu cơ tuy nhiên trong quá trình chuyển hóa Ni tơ chuyển hóa tạo ra khí thải nhà kính N2O hoặc NH3 làm cho Nitơ thất thoát (Koki, 2013). Hàm lượng Cacbon tổng dao động 48,4-52,5% và không có sự sai khác đối với nguyên liệu phân đầu vào. Sau quá trình xử lý phân, chất hữu cơ được phân hủy tương ứng với lượng Cacbon trong phân cũng mất đi (C=OM/18). Tương tự với OM lượng Cacbon mất đi sau quá trình xử lý phân có sự sai khác ở NT1 so với NT2 và NT3, giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác. Tỷ lệ C/N trong phân dao động từ 33- 35, cao hơn so với kết quả của Hoàng Thị Thái Hòa (2010) là 25,8. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này trong đó 2 yếu tố chính là thức ăn và phương pháp nuôi dưỡng đã ảnh hưởng đến lượng Nitơ và C trong phân.

     

    Diễn biến nồng độ phát thải CH4

     

    Nhiệt độ và nồng độ khí CH4 và CO2 được đo tại cùng một thời điểm 7 giờ và 13 giờ (thông thường đây là thời điểm có nhiệt độ thấp và cao nhất trong ngày để tính toán giá trị trung bình/ngày) nhiệt độ trung bình ngoài chamber dao động từ 32,8 – 36,5OC, nhiệt độ trung bình bên trong chamber là 35,6- 38,3OC. Nhìn chung nhiệt độ ở thời điểm lấy mẫu khí không chênh lệch nhiều qua các ngày. Nhiệt độ trong chamber luôn cao hơn nhiệt độ ở bên ngoài môi trường từ 1,8 – 2,6OC do hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây nên, cộng với nhiệt bức xạ của vật liệu làm chamber (khung thép) làm cho nhiệt độ bên trong luôn cao hơn nhiệt độ bên ngoài.

    Biểu đồ1 cho thấy diễn biến nồng độ phát thải CHcủa NT1 trong 7 ngày như sau: ngày đo đầu tiên đến ngày thứ 2 nồng độ khí dao động ở mức 1,5-1,6 ppm. Đến ngày thứ 3 thì nồng độ bắt đầu tăng đến ngày thứ 4 đạt mức cao nhất là 1,8 ppm, sau đó nồng độ giảm dần đến ngày đến ngày thứ 7 (0,7ppm). Kết quả này cho thấy trong 1 đến 2 ngày đầu khi độ ẩm của phân bò cao thì điều kiện phân hủy kị khí phát triển mạnh, nhưng do độ ẩm còn cao khí CH4 bị tích tụ lại trong lòng của khối phân bò; đến ngày thứ 3 trở đi trong quá trình phơi nắng, với nhiệt độ cao trung bình 33oC độ ẩm của lớp phân giảm đi rất nhanh, cộng với việc đảo trộn đã tạo các lổ rỗng để khí CH4 có thể thoát ra bên ngoài nên nồng độ giai đoạn này tăng lên; đến ngày thứ 7 thì nồng độ xuống rất thấp vì lượng CH4 tích tụ đã phát thải hầu như hoàn toàn.

     

    Khác với NT1, diễn biến nồng độ CH4 của NT2 và NT3 dao động theo biểu đồ hình Sin có 2 đỉnh trên và 2 đỉnh dưới (từ ngày 1-22). Giá trị đỉnh trên của NT2 lần lượt là 1,9 và 1,6 ppm; nghiệm thức 3 là 2,07 và 2,16 ppm. Đỉnh dưới của NT2 là 0,8 và 0,8 ppm; 3 là 0,56 và 1,09 ppm. Từ ngày 22 trở đi cả 2 nghiệm thức đều có xu hướng giảm liên tục cho đến ngày cuối thí nghiệm, nồng độ thấp nhất lần lượt là 0,2 ppm (NT2) và 0,43 ppm (NT3). Nhìn chung sự phát thải CH4 ở NT2 và NT3 là không đều, không theo quy luật tăng giảm đều. Nhưng phát thải vẫn phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ cao làm cho lớp bề mặt tiếp xúc với không khí khô lại, khí CH4 sẽ tích tụ dần và phát thải theo từng đợt khi mà nồng độ tích tụ vượt quá ngưỡng sức căng bề mặt lớp nước tạo bởi độ ẩm. Càng về sau, khi lớp bề mặt khô cứng làm 1 lớp màng dày thêm thì nồng độ khí giảm vì khí tích tụ không đủ để xuyên qua nên nồng độ CH4 trở về sau lại giảm.

     

    Diễn biến nồng độ phát thải CO2

     

    Khí CO2 là sản phẩm sinh ra từ hai quá trình phân hủy sinh học kỵ khí và hiếu khí, là thành phần chính trong khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong phương pháp phơi nắng (NT1), quá trình phân hủy chất hữu cơ hầu như trong điều kiện hiếu khí, ngược lại phương pháp ủ đống (NT2 và NT3) thì quá trình phân hủy chất hữu cơ hầu như trong điều kiện kỵ khí.

     

     Diễn biến nồng độ phát thải CO2 qua thời gian xử lý phân và nhiệt độ ứng với thời điểm lấy mẫu khí được trình bày ở Biểu đồ 2.

     

    Nhiệt độ trong và ngoài chamber ở thời điểm lấy mẫu khí CO2 và CH4 là như nhau vì lấy cùngmẫu khí để phân tích hai loại khí trên. Sự biến thiên nồng độ CO2 qua thời gian xử lý phân trong 3 nghiệm thức theo chiều hướng tương tự nhau và biến động giống như biểu đồ hình Sin với chu kì 2-3 ngày tương tự như CH4.

     

    Ở 7 ngày đầu, nồng độ phát thải CO2 trung bình của nghiệm thức 1 (93,4 ppm) luôn cao hơn so với NT2 (88,5 ppm) và NT3 (87,9 ppm). Trong điều kiện kị khí thì thành phần khí sinh ra bao gồm hỗn hợp các chất khí khác nhau (CH4, NH3, CO2, SO4, N2O) tỷ lệ phụ thuộc vào pH của môi trường, nhưng phần chính vẫn là CH4). Ngược lại thành phần chính của khí sinh ra từ quá trình hiếu khí chủ yều là CO2 (Nguyễn Văn Phước, 2012) vì vậy nồng độ CO2 ở NT1 luôn cao hơn so với ở NT2 và NT3.

     

    Tuy nhiên sau 30 ngày thí nghiệm nồng độ CO2 ở NT2 và NT3 chưa có dấu hiệu giảm trong khoảng thời gian tiếp theo.

    Lượng khí CH4 và CO2 phát thải trong quá trình thí nghiệm

    Kết quả Bảng 2 cho thấy tổng lượng khí CH4 sinh ra ở NT1 là thấp nhất với 8,04g CH4/60kg phân và sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với NT2 và NT3 (28,30 và 27,53g CH4/60kg phân), NT 2 và NT3 không có sự sai khác. Tương tự, tổng lượng CH4/kg OM cũng có sự sai khác rất lớn (P<0,05) giữa các nghiệm thức, thấp nhất là NT1 (0,75g/kgOM), kế đến là NT3 (2,57 g/kgOM) và cao nhất là NT2 (2,61g/kgOM), giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác về mặt thống kê. Tuy nhiên trung bình lượng khí CH4 sinh ra/ngày thì ngược lại, NT1 cao nhất (1,15gCH4/ngày/60kg) kế đến NT2 (0,94gCH4/ngày/60kg) và NT3 (0,92g CH4/ngày/60kg) nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Sự chênh lệch này do điều kiện của quá trình phân hủy, NT2 và NT3 gần như hoàn toàn kỵ khí, thành phần chính khí sinh ra là CH4 còn NT1 gần như hoàn toàn hiếu khí và thành phần chính khí sinh ra là CO2. Theo Suzuki (2016) phương pháp phơi nắng phân bò lượng CH4 phát thải ra dao động từ 0,79 – 1,72 gCH4/VS (volatle solic). Theo Japanese Livestock Industry Department (2009) cho thấy phương pháp phơi nắng phân bò phát thải 2 g CH4/VS; chất đống là 38 g/CH4/kgVS; ủ compost 0,44 g/CH4/kgVS. Như vậy kết quả của thí nghiệm này có thấp hơn. Ước tính lượng khí metan phát thải từ các hệ thống chăn nuôi bò thịt ở miền Trung Việt Nam (Quảng Nam, Quảng Trị) theo IPCC (2006) của Đinh Văn Dũng và cs (2018) kết quả cho thấy CH4 phát thải từ quản lý phân dao động từ 0,77-0,96 kg/con/năm (bằng 3% tổng lượng khí CHphát thải từ đường tiêu hóa) tương đương 0,27-0,39 g/kg OM phân, thấp hơn so với kết quả ở thí nghiệm này có thể là do nguồn thức ăn khác nhau.

     

    Bảng 2 cũng cho thấy, tổng lượng CO2 sinh ra từ phân bò ở 3 nghiệm thức có sự sai khác (P<0,05) thấp nhất ở NT1 (1457gCO2) và có sự sai khác so với NT2 và NT3, tuy nhiên giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác (5706g CO2vs 5093g CO2). Tương tự, tổng lượng CO2/kgOM cũng có sự sai khác rất lớn giữa các nghiệm thức, thấp nhất là NT1 với 136 g/kgOM, kế đến là NT3 (474 gCO2/kgOM) và cao nhất là NT2 (527g CO2/kgOM), giữa NT2 và NT3 sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên trung bình lượng khí CO2 sinh ra/ngày của NT1, NT2 và NT3 lần lượt là 208; 190 và 170 g CO2/ngày/60kg không sai khác thống kê. Tổng lượng CO2 sinh ra ở NT1 ít nhất vì quá trình bay hơi nước quá nhanh, không đủ lượng nước tạo độ ẩm thích hợp cho quá trình phân hủy sinh học để sinh khí (Nguyễn Văn Phước, 2012). NT2 và NT3 khí CO2 sinh ra nhiều hơn do quá trình phân hủy chất hữu cơ sinh ra. Kết quả của nghiên cứu Meada và cs (2013) hàm lượng CO2 phát thải trong quá trình ủ Compostting là 424,4 ±214,9 gam/kgVS. Như vậy ở thí nghiệm này kết quả tương đương, nằm trong khoảng 474-527g/kgOM ở phương thức ủ đống.

     

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

     

    Kết luận: Trong các phương pháp quản lý phân bò đang được sử dụng phổ biến thì phương pháp phơi nắng phát thải CH4 và CO2 ít nhất (0,75g CH4/kgOM; 136g CO2/kgOM) so với phương pháp ủ đống có mái che (2,61g CH4/kgOM; 527g CO2/kgOM) và ủ đống không mái che (170g CH4/kgOM; 474g CO2/kgOM).

     

    Đề nghị: Tiếp tục nghiên cứu phát thải khí nhà kính từ các phương pháp quản lý phân bò tại Việt Nam trong thời gian dài hơn để kết quả đánh giá thuyết phục hơn.

     

    Phạm Minh Quân, Đậu Văn Hải,

    Nguyễn Thị Anh,  Nguyễn Thị Hồng Trinh

    Bộ môn Môi trường và Sức khỏe vật nuôi

    – Phân viện Chăn nuôi Nam bộ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.