Sự tích lũy nitơ (N) và tỉ lệ tiêu hoá acid amin (AA) đo ở hồi tràng và ở chất thải của phụ phẩm tôm ủ chua (ESW) được xác định ở vịt Siêu thịt trưởng thành. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm 0, 8, 16 và 32% ESW thay thế bột cá trong khẩu phần ở trạng thái khô hoàn toàn. Kết quả cho thấy N tích lũy giảm một cách tuyến tính (P<0,05) với sự gia tăng mức độ ESW trong khẩu phần. Tỉ lệ tiêu hoá biểu kiến phần lớn các AA thiết yếu đo ở chất thải cao hơn giá trị của AA tương ứng đo ở hồi tràng. Có sự khác biệt thấp giữa tỉ lệ tiêu hoá khảo sát trên chất thải và hồi tràng của vài AA thiết yếu như lysine (80,4/78,3) và methionine (79,0/77,6). Có sự giảm tuyến tính (P<0,05) tỉ lệ tiêu hoá của từng AA tương ứng với sự giảm N tích lũy khi tăng mức độ ESW trong khẩu phần.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất tôm ở Việt Nam trong thập niên gần đây gia tăng cao. Năm 2002 sản lượng tôm của cả nước là 187.000 tấn, trong đó có 145.000 tấn từ ĐBSCL (FAOSTAT, 2004). Phụ phẩm tôm chiếm khoảng 50% của tổng trọng lượng tôm, là nguồn phụ phẩm đạm có giá trị dùng để nuôi gia súc (Ngoan et al., 2000) và gia cầm (Fanimo et al., 1998). Nhằm tối ưu việc sử dụng phụ phẩm tôm như nguồn thức ăn cho gia súc, việc nghiện cứu dưỡng chất tiêu hoá của chúng cần được quan tâm. Phần lớn những nghiên cứu đã xuất bản về tiêu hoá acid amin trên gia cầm chủ yếu khảo sát dựa trên chất thải, do thuận lợi của phương pháp này đơn giản, có thể thực hiện với số lượng gia cầm lớn và không cần phải giết chúng để đo đạc (McNab, 1994). Tuy nhiên phương pháp đánh giá tiêu hoá acid amin (AA) này còn hạn chế do ảnh hưởng của vi sinh vật trong đoạn ruột sau của gia cầm lên sự bài thải nitrogen trong phân (Payne et al. 1968; Parsons et al. 1983; Raharjo và Farrell, 1984). Để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động vi sinh vật, sự phân tích thức ăn tiêu hoá ở hồi tràng nên được sử dụng để thay thế phương pháp trên (Payne et al., 1968). Kỹ thuật này yêu cầu phải giết động vật thí nghiệm để lấy thức ăn ở hồi tràng (Summers và Robblee, 1985). Thí nghiệm tiêu hoá AA ở hồi tràng có hai ưu điểm nổi bật, thứ nhất là tránh được sự biến đổi thành phần protein gây ra bởi hệ vi sinh vật ở ruột sau (Whitacre và Tanner, 1989), thứ hai là khắc phục sự thải ra lượng AA và N vào trong phân và nước tiểu. Ravindran et al. (1999) đã kết luận rằng kỹ thuật tiêu hoá AA của các loại thức ăn đo ở hồi tràng chính xác hơn đo ở chất thải. Tuy nhiên những nghiên cứu được xuất bản về tiêu hoá AA ở hồi tràng của vịt còn rất hạn chế. Mục tiêu chính của đề tài là so sánh sự tiêu hoá AA của phụ phẩm tôm ủ chua được đo đạc ở hồi tràng và chất thải trên vịt Siêu thịt lai trưởng thành.
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vịt và bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện ở trại Chăn Nuôi Thực nghiệm của Đại Học Cần Thơ, trên 48 vịt Siêu thịt lai ở 12 tuần tuổi, có trọng lượng trung bình 1.8-1.9kg. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương đương với 4 khẩu phần, 3 lần lặp lại. Gồm có 4 vịt cho mỗi kỹ thuật xác định tỷ lệ tiêu hoá AA được đo đạc ở manh tràng và ở chất thải.
2.2 Chuồng trại và cách quản lý
Vịt được bố trí ngẫu nhiên vào 12 ngăn chuồng biến dưỡng (0.5x 0.8x 0.6m) với 2 vịt trống và 2 mái có trọng lượng tương đương nhau ở mỗi đơn vị thí nghiệm. Mỗi ngăn chuồng có máng ăn, máng uống và khai nhôm được đặt dưới để hứng chất thải (phân và nước tiểu).
2.2.1 Khẩu phần thí nghiệm và cách cho ăn
Tấm và bột cá được mua một lần và cùng nguồn. Phụ phẩm tôm được mua từ nhà máy chế biến hải sản Cafatex Cần Thơ với số lượng đủ cho suốt thí nghiệm. Sau đó phụ phẩm tôm được nghiền và ủ với mật đường theo tỷ lệ 3:1 (gồm 3 đơn vị phụ phẩm tôm + 1 đơn vị mật đường ở trạng thái ướt). Sau 2 tuần ủ, phụ phẩm tôm ủ chua (ESW) được lấy ra phơi, sấy, nghiền và dự trữ để sử dụng cho thí nghiệm.
Bảng 1 cho thấy các khẩu phần của thí nghiệm gồm khẩu phần đối chứng, ESW0 chứa 80% tấm (BR) và 20% bột cá (FM). Trong những khẩu phần khác 25, 50 và 100% FM của khẩu phần đối chứng được thay thế bởi ESW để có các khẩu phần ESW8, ESW16 và ESW32. Hỗn hợp premix-khoáng -vitamin (0,3%) và chromic oxide (0,3%), chất chỉ thị, cũng được trộn vào thức ăn (Kadim et al., 2002). Thí nghiệm được thực hiện qua 3 giai đoạn, gồm 7 ngày tập làm quen dần với khẩu phần thí nghiệm, tiếp theo là 7 ngày thích nghi và theo dõi mức ăn vào, và 5 ngày là giai đoạn thí nghiệm chính thức để lấy mẫu thức ăn, chất thải và 1 ngày lấy dịch hồi tràng.
2.2.2 Qui trình thu chất thải và dịch hồi tràng
Trong giai đoạn 5 ngày lấy mẫu, cân lượng thức ăn ăn vào và lấy mẫu đại diện, thu và cân tất cả thức ăn thừa và chất thải. Chất thải được thu 3 lần mỗi ngày, sau đó trữ đông ở nhiệt độ âm 200C. Sau khi chấm dứt giai đoạn lấy mẫu, chất thải được làm rã đông, sấy khô ở nhiệt độ 600C, nghiền có độ mịn ở kích thước 0.5mm của sàn nghiền và trữ cho phân tích (Ravindran et al., 1999).
Dịch hồi tràng được lấy sau khi kết thúc giai đoạn lấy chất thải. Vịt được cho ăn bữa ăn cuối cùng, 4 giờ sau đó vịt được gây mê và hủy não để lấy dịch hồi tràng (Kadim và Moughan, 1997; Sarmiento-Franco et al., 2003). Đoạn ruột hồi tràng được lấy ra nhanh trong sau khi mổ, dịch hồi tràng được lấy nhanh trong 5 phút, từ vết noãn hoàng đến ngã tư hồi manh tràng (Meckel´s diverticulum to the ileo-cecal junction). Dịch hồi tràng được trữ đông và sau đó sấy khô cho phân tích theo cùng qui trình như chất thải (Ravindran et al., 1999).
2.3 Phân tích thành phần hoá học
Các loại thức ăn như tấm, bột cá, phụ phẩm tôm ủ chua và các khẩu phần thức ăn được phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô (DM), Nitrogen (N), đạm thô (CP) (N x 6.25), chất béo (EE), xơ thô (CF) theo phương pháp của AOAC (1990). Chất thải và dịch hồi tràng cũng được phân tích DM, N theo phương pháp trên. Phân tích hàm lượng xơ trung tính (NDF) và xơ hoà tan trong acid (ADF) theo qui trình của Goering và van Soest (1991). Chitin của phụ phẩm tôm ủ chua được phân tích theo qui trình của (Jeuniaux và Voss-Foucart (1997). Hàm lượng acid amin của các mẫu đại diện được chọn từ tấm, bột cá, ESW, chất thải và dịch hồi tràng theo qui trình của Spackman et al. (1958). Khẩu phần thí nghiệm và chất thải và dịch hồi tràng cũng được phân tích hàm lượng Cr2O3 (Masaaki Takemasa, 1992) để tính toán tỷ lệ tiêu hoá acid amin.
2.4 Cách tính toán
Tỷ lệ tiêu hoá acid amin (AA) biểu kiến đo ở dịch hồi tràng và ở chất thải được tính dựa theo chất chỉ thị Cr2O3 (Ravindran et al., 1999; Perttila et al., 2002) như sau:
(AA / Cr2O3)KP = Tỷ lệ giữa AA và chất chỉ thị trong khẩu phần.
(AA/ Cr2O3)HT,CT = Tỷ lệ giữa AA và chất chỉ thị trong dịch hồi tràng hay chất thải.
Nitrogen (N) tích lũy tính dựa trên sự chênh lệch giữa N ăn vào và N trong chất thải.
2.5 Xử lý thống kê
Số liệu được phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) của chương trình Minitab, version 13 năm 2000. Khi thử nghiệm F có ý nghĩa thống kê ở mức độ P<0.05, sự so sánh cặp được thực hiện bằng cách sử dụng phép thử của Tukey (Minitab, 2000). Qui trình GLM của chương trình SAS (2003) được dùng để phân tích số liệu AA tiêu hoá.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần dưỡng chất của thực liệu và khẩu phần
Thành phần hoá học của các thực liệu thức ăn và khẩu phần được trình bày qua bảng 2 và 3. Kết quả cho thấy hàm lượng CP của ESW thấp hơn của FM đáng kể, ngược lại thành phần xơ khá cao ở ESW. Hàm lượng chitin của ESW là 13.2% (DM) đã dẫn đến hàm lượng CP thấp nhất và xơ cao nhất trong khẩu phần ESW100.
Thành phần AA của thực liệu thức ăn và khẩu phần cho thấy hàm lượng AA thiết yếu (EAA) và AA không thiết yếu (NEAA) của FM cao hơn của ESW. Phần lớn EAA trong protein của ESW có hàm lượng gần tương đương với thành phần protein lý tưởng được khuyến cáo cho vịt trong giai đoạn tăng trưởng theo Rose (1997), ngoại trừ sulphur AA hơi thấp (Bảng 3).
3.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ
Kết quả được trình bày ở Bảng 4 cho thấy lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ mỗi ngày khác biệt không có ý nghĩa thống kế giũa các nghiệm thức. Ngoại trừ EE, CF và ADF tiêu thụ cao hơn có ý nghĩa thống kê (P< 0.01) ở các khẩu phần có chứa ESW cao (ESW16 và ESW32), bởi vì hàm lượng của các dưỡng chất này cao trong ESW.
3.3 Nitrogen tích lũy
Kết quả Bảng 5 cho thấy lượng N ăn vào không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức (P>0.05), tuy nhiên N tích lũy và tỷ lệ giữa N tích lũy và N ăn vào giảm một cách tuyến tính tương ứng với sự tăng mức độ ESW trong khẩu phần, kết quả này được minh hoạ bởi sự phân tích hồi qui. N tích lũy ước lượng khoảng 41%.
3.4 Tỷ lệ tiêu hoá AA biểu kiến đo ở dịch hồi tràng và ở chất thải
Kết quả được trình bày ở Bảng 6 cho thấy tỷ lệ tiêu hoá từng AA của ESW thay đổi khoảng 40-60%. Sự tiêu hoá cao nhất được tìm.
thấy lysine và threonine, và thấp nhất ở methionine+cystine. Các AA như arginine, phenylalanine, threonine, alanine, aspartic acid, glutamic acid, glycine, proline và serine có tỷ lệ tiêu hoá cao hơn khi phân tích dựa trên chất thải (P<0.05), trong khi leucine và tyrosine có sự tiêu hoá cao hơn khi khảo sát ở dịch hồi tràng (P<0.05). Sự khác biệt này có thể giải thích là do sự biến dưỡng của N trong đoạn ruột sau gây ra bởi hai quá trình là sự phân giải AA từ thức ăn trong khẩu phần hay từ đạm nội sinh và sự tổng hợp protein cho vi sinh vật. Sự cân bằng giữa hai quá trình này liên quan đến lượng AA thải ra phân hay dịch hồi tràng tăng hoặc giảm (Salter et al., 1974). Khi sự phân giải AA tăng thì lượng AA thải ra phân giảm, dẫn đến kết quả tiêu hoá AA cao. Ngược lại khi có sự tổng hợp protein cho vi sinh vật tăng, dẫn đến kết quả AA tiêu hoá thấp (Ravindran et al., 1999).
Kết quả của thí nghiệm này phù hợp với nghiên cứu Ten Doeschate et al. (1991) rằng mức tiêu hoá của phần lớn AA đo ở chất thải cao hơn ở dịch hồi tràng. Kadim et al. (2002) đã báo cáo rằng tỷ lệ tiêu hoá của một số AA khảo sát ở dịch hồi tràng thấp hơn, của một số AA đo ở chất thải cao hơn, và cũng có trường hợp tỷ lệ tiêu hoá của một số AA đo ở dịch hồi tràng và chất thải tương đương nhau.
Từ kết quả phân tích ở Bảng 6 cũng cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự tiêu hoá dịch hồi tràng và chất thải của phần lớn AA, trừ lysine, methionine+cystine và histidine. Phương trình hồi qui chỉ ra rằng có ảnh hưởng âm đáng kể khi gia tăng mức độ ESW trong khẩu phần ở cà hai phương pháp khảo sát. Mức tiêu hoá từng AA của 100% ESW khảo sát trên hai phương pháp được tính toán theo phương trình hồi qui đạt kết quả từ 40-60%.
Mức tiêu hoá AA trong các khẩu phần chứa ESW giảm một cách tuyến tính (P<0.05) có thề gây ra bởi hàm lượng ADF và chitin khá cao trong ESW. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả (Parsons et al., 1983; Green, 1988; Angkanaporn et al., 1994; Short et al., 1999) đã công bố rằng khi lượng xơ ăn vào của khẩu phần tăng, sẽ tăng lượng AA tiết ra, dẫn đến giảm sự tiêu hoá AA. Những nghiên cứu khác cũng đã tìm thấy hàm lượng chitin trong phụ phẩm tôm cao đã làm giảm tỷ lệ tiêu hoá đạm (Mohan và Sivaraman,1993; và Ngoan et al., 2000), và giảm tỷ lệ tiêu hoá khảo sát ở dịch hồi tràng của hầu hết các AA trong phụ phẩm tôm ủ chua (Mohan và Sivaraman,1993; và Ngoan et al., 2000) và Ngoan và Lindberg (2001).
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy tính cần thiết của sự phát triển các thí nghiệm trên tiêu hoá AA ở dịch hồi tràng có tính chuẩn xác để xác định mức tiêu hoá hữu dụng của AA trong nhiều loại thức ăn cho vịt. Thí nghiệm khảo sát dựa trên dịch hồi tràng có những thuận lợi là tránh được ảnh hưởng của lượng AA trong nước tiểu, là nguyên nhân gây sai sót trong kỹ thuật đo đạc dựa trên chất thải (O´Dell et al., 1960).
4. KẾT LUẬN
Từ kết quả đạt được có thể kết luận:
N tích lũy giảm một cách tuyến tính với sự gia tăng mức độ phụ phẩm tôm ủ chua trong khẩu phần.
Tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến của phần lớn acid amin theo phương pháp đo ở chất thải cao hơn ở phương pháp đo ở dịch hồi tràng.
Tỷ lệ tiêu hoá của từng acid amin giảm một cách tuyến tính với sự gia tăng mức độ phụ phẩm tôm trong khẩu phần.
Nguyễn Thị Kim Đông
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ
- vịt siêu thịt li>
- tôm ủ chua li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất