Khu vực chăn nuôi được khoanh vùng, có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với các khu vực khác.
- Hưng Yên: Nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ
- Chăn nuôi hữu cơ ở Việt Nam: Con đường còn nhiều “chông gai”
- Quy định ngặt nghèo về chăn nuôi hữu cơ tại Mỹ và Anh
1. Vị trí, điều kiện về chuồng trại và bãi chăn thả
1.1. Ví trí khu vực chăn nuôi
Khu vực chăn nuôi được khoanh vùng, có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với các khu vực khác.
Vị trí khu vực chăn nuôi ở khu cao ráo, dễ thoát nước, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện.
Phải có nơi chứa phân, ủ phân, chất thải rắn, có hố xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
1.2. Điều kiện về chuồng trại, bãi chăn thả
* Chuồng nuôi gà phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Phải được thiết kế phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi của gà và mục đích sản xuất; Phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu vùng miền để gà phát triển tốt nhất.
– Không xây chuồng gà chung với chuồng gia súc, gia cầm khác.
– Thông gió tốt, đảm bảo lưu thông không khí và có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, thuận lợi trong việc cho ăn, uống, vận động của gà; giữ nhiệt, đảm bảo ấm vào mùa động, thoáng mát vào mùa hè.
– Chuồng nuôi gà có kết cấu chắc chắn. Có thể dùng rơm rạ, vỏ bào, cát khô làm độn chuồng.
– Tường, nền chuồng và rãnh thoát nước đảm bảo dễ vệ sinh.
* Sân chơi/ Bãi chăn thả
Sân chơi/ Bãi chăn thả gà thông thường diện tích ít nhất bằng 2 diện tích chuồng nuôi. Sân chơi/ Bãi chăn thả cần phẳng và có độ dốc để dễ thoát nước, dễ vệ sinh.
* Diện tích chuồng trại, bãi chăn thả
– Chuồng cố định:
Trong chuồng: 10 gà/m2, tối đa 21kg gà sống/m2;
Ngoài trời: 1 gà/4m2; gà tây 1 gà/10m2, lượng nitơ tối đa 170 kg/ha/năm.
– Chuồng di động:
Trong chuồng: 16 gà/m2, tối đa 30 kg gà sống/m2;
Ngoài trời: đối với gà nuôi chuồng di động 2,5 m2/con, lượng nitơ tối đa 170 kg/ha/năm.
– Chăn thả tự do ngoài trời:
Mật độ nuôi tối đa trên 1 ha, tương đương với lượng nitơ 170 kg/ha/năm: không quá 580 con.
2. Tiêu chuẩn giống gà chăn nuôi hữu cơ
Trong các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh để duy trì sức khỏe tốt cho gà, việc lựa chọn giống phù hợp với điều kiện địa phương là vô cùng quan trọng. Các giống gà truyền thống trong trang trại, sẵn có ở địa phương có thể là điểm xuất phát tốt đối với công tác gây giống trong chăn nuôi hữu cơ. Con giống có thể được lựa chọn theo từng cá thể phù hợp đặc biệt với điều kiện canh tác hữu cơ. Con giống cũng có thể được lai tạo giữa giống truyền thống của địa phương có khả năng thích ứng tốt với môi trường với các giống mới năng suất, chất lượng cao nhằm tạo ra con lai mang những đặc điểm mới nổi trội hơn, đáp ứng tốt hơn trong môi trường hữu cơ. Để gây giống, chăn nuôi hữu cơ sử dụng kỹ thuật sinh sản tự nhiên là chính.
Giống gà phải đảm bảo yêu cầu, bao gồm:
– Giống thích nghi với điều kiện ở địa phương, ưu tiên sử dụng các nguồn giống bản địa như: gà ri, gà Đông tảo, gà Hồ, gà Mía, gà H’Mông, gà ác, gà tre, gà Lương Phượng…, và các con lai đã thích nghi;
– Giống gà phải khỏe mạnh và có khả năng kháng bệnh;
– Không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc các vấn đề về sức khỏe;
– Không dùng kỹ thuật ghép phôi và xử lý sinh sản bằng hoóc môn;
– Không dùng kỹ thuật gen trong việc nhân giống;
* Giống gà phải do cơ sở sản xuất giống phù hợp với tiêu chuẩn này hoặc phải là con của các cặp ông bà, bố mẹ hoặc đàn hạt nhân được nuôi dưỡng suốt đời trong hệ thống chăn nuôi hữu cơ;
Không được chuyển đổi qua lại gà nuôi giữa khu vực chăn nuôi hữu cơ và khu vực chăn nuôi không theo phương pháp hữu cơ.
* Nếu không có sẵn giống gà hữu cơ theo tiêu chuẩn trên thì có thể sử dụng gà nuôi thông thường để chăn nuôi hữu cơ từ trước 3 ngày tuổi.
Liên Hương
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- nuôi gà hữu cơ li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất