Kinh tế thế giới
Tuần vừa qua, các thông tin công bố cho thấy lạm phát toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lạm phát tại Mỹ, Trung Quốc và EU đều ở mức cao cho thấy nguy cơ suy thoái đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng đã phần nào làm giảm những lo ngại về lạm phát và chi phí năng lượng cao có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Tại Mỹ: Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, lạm phát tại nước này trong tháng 9/2022 tăng mạnh hơn dự kiến. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng 8/2022, cao hơn so với mức dự báo tăng 0,2%, và tăng 8,2% so với tháng 9/2021. Trong khi đó, sản lượng tại các nhà máy của Mỹ tăng trong tháng 9/2022 cho thấy sản xuất vẫn khả quan, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất nhằm hạn chế nhu cầu và làm giảm lạm phát. Tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng 9/2022 đã tăng 0,4% so với tháng trước đó, sau khi giảm 0,1% trong tháng 8/2022. Những thông tin này cho thấy nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian tới.
Tại Trung Quốc: Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã hoãn công bố hầu hết thông tin kinh tế quan trọng trong quý III/2022 của nước này, trừ thông tin về lạm phát. Theo đó, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc trong tháng 9/2022 tăng mạnh với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhanh nhất trong 2 năm khi giá thực phẩm tăng, đặc biệt là giá thịt lợn. Chỉ số CPI Trung Quốc trong tháng 9/2022 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 2,5% của tháng 8/2022 và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2020.
Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn khi kinh tế toàn cầu giảm tốc và nước này tiếp tục thực hiện chính sách Zero Covid-19. Để hỗ trợ nền kinh tế, ngày 17/10/2022, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã gia hạn các khoản vay chính sách trung hạn, trong khi giữ lãi suất không đổi trong tháng thứ 2 liên tiếp, một tín hiệu cho thấy ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Tại châu Âu: Theo Eurostat, tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 9/2022 so với cùng kỳ năm 2021 là 9,9%, tăng từ mức 9,1% vào tháng 8/2022, cao hơn rất nhiều so với mức 3,4% của tháng 9/2021. Tỷ lệ lạm phát của Liên minh châu Âu trong tháng 9/2022 ở mức 10,9%, tăng từ mức 10,1% vào tháng 8 và cũng cao hơn nhiều so với mức tăng 3,6% của cùng kỳ năm 2021. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm gần đây. Sự không chắc chắn về nguồn cung cấp năng lượng đang khiến kinh tế châu Âu gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng năng lượng khiến nhiều nhà máy thép và nhôm tại khu vực châu Âu phải đóng cửa, và cả ngành công nghiệp thời trang của khu vực cũng đã bị ảnh hưởng. Theo dữ liệu từ Hiệp hội dệt may châu Âu Euratex, tỷ trọng chi phí nhiên liệu trên tổng chi phí sản xuất của nhiều nhà máy dệt may đã tăng từ mức chỉ 5% lên khoảng 25%, khiến lợi nhuận suy giảm. Điều này khiến một số thương hiệu chuyển hoạt động sản xuất sang các nước có chi phí sản xuất thấp hơn.
- Kinh tế trong nước
Trong tuần vừa qua, biến động của thị trường tài chính, tiền tệ là thông tin kinh tế đáng chú ý trong nước. Cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường vẫn chưa dừng lại. Hiện nhiều ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất huy động trên 8%/năm (kỳ hạn 12 tháng). Với các kỳ hạn 1-6 tháng, lãi suất cũng đồng loạt tăng mạnh, nhiều ngân hàng trả lãi huy động 1 tháng chạm trần 5%/năm (như: SCB, VIB, PVCombank, MSB, Kienlongbank, GPBank, Bắc Á Bank).
Tại kỳ hạn 6 tháng và dài hơn, các ngân hàng còn khuyến mại tăng thêm lãi suất hay quà tặng để thu hút khách hàng. Đáng chú ý, ở kỳ hạn 36 tháng, Cake by VPBank (ngân hàng số) trả lãi suất lên tới 9,5%/năm. Đây là mức lãi suất huy động cao nhất ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng lại có xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ hạn; trong đó giảm mạnh ở các kỳ hạn ngắn qua đêm, 1 và 2 tuần.
Cụ thể, lãi suất VND qua đêm giảm rất mạnh, giảm 0,85 điểm phần trăm so với cuối tuần kết thúc ngày 14/10/2022, xuống chỉ còn 4,1%/năm và so với mức trên 7%/năm của đầu tuần. Đây cũng là mức lãi suất thấp nhất trong khoảng một tháng gần đây. Với diễn biến lãi suất huy động liên tục tăng cao, áp lực đối với lãi suất cho vay sẽ tiếp tục căng thẳng trong các tháng cuối năm 2022.
Thị trường tiền tệ trong nước tuần vừa qua cũng có biến động lớn khi ngày 17/10/2022 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5%. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 17/10/2022. Chỉ hai ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ tỉ giá, giá bán USD ngày 19/10 tại các ngân hàng đã tăng lên mức kỷ lục ở mức 24.560 – 24.670 đồng/USD (tùy ngân hàng), giá USD tự do cũng cán mốc 25.000 đồng/USD. Với tỉ giá trung tâm ở mức 23.663 đồng/USD ngày 19/10, giá bán USD tối đa mà các ngân hàng được phép niêm yết là 24.846 đồng/USD, chênh lệch giữa mức trần cho phép và mức giá bán USD của các ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong những năm gần đây.
VICTC
- thức ăn chăn nuôi li>
- tình hình kinh tế li> ul>
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Thức ăn gia súc xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc
- Thị trường nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2024
- Nhập khẩu đậu tương từ các thị trường 9 tháng đầu năm 2024
- Nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2024 tăng về lượng, giảm kim ngạch
- Vĩnh Long: Đàn bò giảm 6%
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới tính đến ngày 19/9/2024
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất