[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hàng năm, thuốc thú y Việt Nam xuất khẩu trên 22 triệu USD sang hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Con số này vẫn còn khiêm tốn, tuy nhiên, điều này đã khẳng định sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ từ thương hiệu Thuốc Thú y Á Châu. Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam đã có dịp trao đổi và lắng nghe nhưng chia sẻ từ ông Nguyễn Hiếu Trí (ảnh), Phó Giám đốc Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu (Achaupharm).
PV. Ông có thể chia sẻ về hành trình hình thành, phát triển và xuất khẩu thuốc thú y của Á Châu được không, thưa ông?
Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu (Achaupharm) chính thức được thành lập vào năm 2004 và tiền thân là Công ty 3/2. Chúng tôi bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thú y trong những năm cuối của thế kỷ 20. Á Châu hoạt động dựa trên những giá trị cốt lõi là uy tín, chất lượng và đồng hành toàn tâm. Nền tảng đó giúp Á Châu gặt hái được những thành công nhất định trong hơn 20 năm hoạt động và hơn 10 năm cắm cờ Việt Nam trên gần 40 quốc gia.
PV. Trong chặng đường “đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế”, Á Châu đã gặp phải những khó khăn gì? Doanh nghiệp đã vượt qua như thế nào?
Chúng tôi coi khó khăn là những thách thức vì những thách thức đó giúp chúng tôi hoàn thiện mình hơn và là động lực để chúng tôi phát triển hơn. Chặng đường hơn 10 năm, chúng tôi gặp rất nhiều thách thức từ nội tại, ví dụ như đã nhiều lần chúng tôi phải làm những cuộc cách mạng nội bộ để tìm cách nâng cấp công suất trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và tiến độ sản xuất cho khách hàng. Cho đến những thách thức khách quan như biến động giá cả nguyên vật liệu, vấn đề về logistic, chiến tranh và sự cạnh tranh thị trường đến từ những quốc gia khác…
Tuy nhiên, với 3 giá trị cốt lõi tôi đã đề cập ở trên (uy tín, chất lượng và đồng hành toàn tâm) đã giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, thách thức và trở thành phiên bản ngày càng nâng cấp hơn. Đặc biệt, tôi muốn nói đến sự đồng hành toàn tâm, ở đây không chỉ là đồng hành với khách hàng mà còn là giữa Á Châu và đối tác, nhà cung cấp. Và quan trọng nhất chúng tôi có một đội ngũ nhân sự luôn đồng hành và gắn bó với công ty kể cả trong những giai đoạn khó khăn nhất.
PV. Được đánh giá là một trong những thương hiệu thuốc thú y tương đối thành công trên thị trường quốc tế. Theo ông, đâu là điểm mạnh của Á Châu trong quá trình thuyết phục khách hàng, khi mà thương hiệu Việt còn quá bé nhỏ trên bản đồ quốc tế?
Vài năm trở lại đây, hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã để lại dấu ấn của sự phát triển rất tốt trên trường quốc tế, điều này tạo điều kiện rất lớn cho chúng tôi trong việc tiếp cận và xây dựng lòng tin với khách hàng. Thêm vào đó, điểm mạnh của chúng tôi là có một đội ngũ kinh doanh và sản xuất luôn tận tâm với công việc, săn sàng phục vụ khách hàng 24/7 khi cần thiết. Đồng thời, chúng tôi luôn bám sát 3 giá trị cốt lõi, vì vậy, Á Châu đã định vị được thương hiệu trong lòng các đối tác, mang đến niềm tin để từ đó săn sàng đồng hành cùng phát triển.
PV. Theo báo cáo của Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông thôn miền Nam công bố, tổng giá trị của ngành sản xuất thuốc thú y nước ta đạt khoảng 3.280 tỷ đồng. Song thực tế, thị trường nghìn tỷ này chủ yếu rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, do doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ông đánh giá sao về điều này?
Đó cũng thật sự là thách thức chung cho tất cả doanh nghiệp trong nước. Nhưng như đã đề cập ở trên, thách thức sẽ làm chúng ta hoàn thiện hơn. Và tôi đang cảm nhận được chúng ta đang dần thuyết phục được người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hơn đối với sản phẩm trong nước, đặc biệt trong giai đoạn chăn nuôi khó khăn như hiện nay.
PV. Thời gian vừa qua, giá thành nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi đội lên rất cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc thú y, thủy sản có gặp phải khó khăn tương tự không, thưa ông?
Giá nguyên liệu đang rất biến động, đặc biệt những nguyên liệu từ châu Âu đang bị khan hiếm hoặc thời gian giao hàng trì trệ. Và để duy trì được việc cung ứng hàng hóa kịp thời cho khách hàng cũng đang là một thách thức lớn.
Á Châu tích cực tham gia các hội chợ triển lãm kết nối giao thương trong và ngoài nước
PV. Thời gian tới, phương hướng xuất khẩu thuốc thú y của Á Châu là gì? Á Châu có định hướng phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới không, thưa ông?
Thời gian tới, Á Châu sẽ tập trung phát triển thị trường nội địa và một số thị trường khó tính còn trống như một số nước thuộc châu Mỹ và châu Âu. Các sản phẩm của chúng tôi đang định hướng đến chăn nuôi xanh, hạn chế sử dụng kháng sinh cho người chăn nuôi trong các quy trình, nhằm nâng cao sự an toàn từ trang trại đến bàn ăn cho cả người tiêu dùng cuối cùng. Để làm được điều đó, đội ngũ nghiên cứu của Á Châu đã và đang không ngừng tìm tòi, cập nhật các công nghệ, kỹ thuật khoa học tiên tiến. Và tôi tin rằng, chăn nuôi xanh cũng là định hướng chung của toàn cầu đang xây dựng.
PV. Theo ông, để nâng cao thương hiệu thuốc thú y của Việt Nam, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cần làm gì?
Tôi hy vọng nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước và các Hiệp hội ngành hàng trong việc kết nối giao thương với các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt nên liên kết thành một khu và tham gia tại các kỳ hội chợ quốc tế, điều đó sẽ giúp thương hiệu Việt Nam được chú ý hơn là việc tham gia rời rạc như hiện tại.
Trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ!
Phạm Huệ (Thực hiện)
- thuốc thú y Việt Nam li>
- Achaupharma li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
[…] link: Achaupharm – Bringing Vietnamese veterinary medicine brands to the international market […]
[…] link: Achaupharm – Bringing Vietnamese veterinary medicine brands to the international market […]
[…] link: Achaupharm – Bringing Vietnamese veterinary medicine brands to the international market […]
[…] Achaupharm: Elevating the Vietnamese Veterinary Medicine Brand on the International Market […]