[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh ký sinh trùng (KST) đường máu không phải là bệnh truyền nhiễm mà chủ yếu do mòng, ve hút máu (bệnh vector) truyền bệnh.
Nhiều loại KST đường máu, nhưng phổ biến và quan trọng nhất là:
- Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): do Trypanosoma congolesen, T. evansi, T. vivax, T. Brucei… một loại trùng roi, ký sinh trong huyết tương máu và do mòng (tse-tse) hút máu truyền bệnh.
- Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): do Babesia bovis, B. bigemina, B. ovis… ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. Là bệnh KST máu quan trọng, phổ biến nhất, thường có tỷ lệ bò mắc bệnh và chết cao, còn gọi là bệnh đái ra máu (nước tiểu đỏ, redwater).
- Bệnh Theile trùng (Theleriosis): do Theileria annulata, T. parva một loại trùng nguyên sinh, ký sinh nội bào hồng cầu và bạch cầu gây ra, do ve hút máu truyền bệnh.
- Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): do Anaplasma marginale, A. centrals thuộc trùng nguyên sinh, nhóm Riskettsia, ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. không phải là bệnh truyền nhiễm mà truyền bệnh chủ yếu do mòng, ve hút máu.
Các loại ngoại ký sinh trùng (mòng, ve truyền bệnh)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các loại ve bét ngoại ký sinh là vector truyền bệnh KST máu
Đặc điểm bệnh
- Bệnh không lây trực tiếp mà qua côn trùng (mòng, ve) hút máu truyền (vector) từ con bệnh sang vật khỏe cảm nhiễm.
- Vật sốt cao (41,5oC), gián đoạn (chu kỳ).
- Bệnh rất phổ biến ở nước ta, gây chết hàng loạt ngựa, trâu, bò, dê, cừu, chó… đặc biệt mùa mưa, ẩm, ấm, chăn thả, côn trùng phát triển.
- Tùy loại KST, nhưng chủ yếu là sốt cao, tiêu chảy, thiếu máu nghiêm trọng, vàng da, đái ra máu, nước tiểu màu nâu, gầy rộc, chết, phù nề ức, bìu…
- Nhiều trường hợp bệnh kết hợp 1-2 bệnh một lúc.
Chữa bệnh
- Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): Đặc hiệu là Isomethamidium chloride [Trypansoma (Hanvet) lọ 125mg pha 6ml nước sinh lý, tiêm sâu bắp); Trypamidium (Pháp); Naganol (Nga); Bayer 205 (Đức); Suramin…]. Thuốc bột pha tiêm, liều 0,25-0,5mg/kg
- Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): Chỉ cần dùng Diminazen acetutate là đủ: [Azidin (Hanvet); Berenil (Pháp); Norotryp …]. Thuốc bột pha tiêm, liều 3,5mg/kg TT. Có thể dùng Imidocap.
- Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): Dùng Azidin hay Imidocarb dipropionate (Imizol) tiêm bắp, liều 3mg/kg TT., kết hợp kháng sinh phổ rộng (Hanoxylin LA hay Oxylin 30%), liều Oytetracyclin 30mg/kg TT. Có thể dùng Rivanol pha cồn và nước truyền tĩnh mạch.
- Bệnh Theile trùng (Theileriosis): Đặc trị là Buparvaquone (Butalex, Parvaquone), tiêm bắp, liều 2,5mg/kg TT. Hay Azidin kết hợp Hanoxylin LA, tiêm bắp, liều 30mg/kg TT..
Thường phải tiêm nhắc lại sau 48 giờ khi nhiệt độ cơ thể không giảm.
Trước đây, nước ta nhập một số thuốc đặc trị như Haemosporidin, Naganol, Naganin, Bayer 205, Trypamidium… nhưng hiện nay, với các bệnh KST máu người ta có thể dùng Diminazen acetutate (Azidin) đều cho kết quả chữa bệnh tốt cho trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chó.
Phòng bệnh
- Liều dự phòng đầu mùa, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh bằng 2 liều chữa, tác dụng ~3-4 tháng.
- Diệt ve truyền bệnh bằng cách:
- Hantox-200. Pha nước, tuần phun 2-3 lần cả trên vật và môi trường nuôi.
- Tiêm dưới da Hanmectin-100, 1,5-2ml/50kg TT., phòng được 2-3 tuần, diệt và không cho ngoại KST xâm nhập.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, nhất là mùa khô, ít cỏ xanh.
Lưu ý:
- Nhiều trường hợp, bệnh KST máu thường kết hợp 2 hay 3 bệnh Babesiosis, Anaplamosis, Trypanosomiasis… với các chủng khác nhau.
- Chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.
- Trước khi tiêm, nên tiêm một số thuốc trợ sức, trợ lực (Caffein, Han-Tophan, Vitamin C, Long não nước…).
- Kết hợp diệt côn trùng truyền bệnh trên con vật, chuồng, môi trường.
TS. Nguyễn Đức Lưu
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
Tin mới nhất
T6,25/04/2025
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Trang trại bò mẫu của nông dân trẻ
- Cần truy xuất nguồn gốc trong chăn nuôi đối với các loài ngoại lai, quý hiếm
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/04/2025
- Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục
- Tăng cường năng suất bền vững trong dinh dưỡng vật nuôi với LIPIDFLOW
- ALLIX – Phần mềm thiết lập và tối ưu hóa công thức thức ăn hiện đại hàng đầu toàn cầu
- Luật sửa nhưng vẫn rườm rà: Hiệp hội kiến nghị mạnh mẽ cắt giảm thủ tục không cần thiết
- Gần 1.000 nhà máy thịt của Mỹ sắp mất quyền xuất khẩu sang Trung Quốc
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất