Bệnh ký sinh trùng đường máu (Tick Born Disease) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 64.000 - 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Thái Bình, Yên Bái 65.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 64.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Vĩnh Long 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh ký sinh trùng đường máu (Tick Born Disease)

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh ký sinh trùng (KST) đường máu không phải là bệnh truyền nhiễm mà chủ yếu do mòng, ve hút máu (bệnh vector) truyền bệnh.

     

    Nhiều loại KST đường máu, nhưng phổ biến và quan trọng nhất là:

     

    • Bnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): do Trypanosoma congolesen, T. evansi, T. vivax, T. Brucei… một loại trùng roi, ký sinh trong huyết tương máu và do mòng (tse-tse) hút máu truyền bệnh.
    • Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): do Babesia bovis, B. bigemina, B. ovis… ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. Là bệnh KST máu quan trọng, phổ biến nhất, thường có tỷ lệ bò mắc bệnh và chết cao, còn gọi là bệnh đái ra máu (nước tiểu đỏ, redwater).
    • Bệnh Theile trùng (Theleriosis): do Theileria annulata, T. parva một loại trùng nguyên sinh, ký sinh nội bào hồng cầu và bạch cầu gây ra, do ve hút máu truyền bệnh.
    • Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): do Anaplasma marginale, A. centrals thuộc trùng nguyên sinh, nhóm Riskettsia, ký sinh trong hồng cầu, do ve hút máu truyền bệnh. không phải là bệnh truyền nhiễm mà truyền bệnh chủ yếu do mòng, ve hút máu.

    Các loại ngoại ký sinh trùng (mòng, ve truyền bệnh)

    Các loại ve bét ngoại ký sinh là vector truyền bệnh KST máu

     

    Đặc điểm bệnh

     

    • Bệnh không lây trực tiếp mà qua côn trùng (mòng, ve) hút máu truyền (vector) từ con bệnh sang vật khỏe cảm nhiễm.
    • Vật sốt cao (41,5oC), gián đoạn (chu kỳ).
    • Bệnh rất phổ biến ở nước ta, gây chết hàng loạt ngựa, trâu, bò, dê, cừu, chó… đặc biệt mùa mưa, ẩm, ấm, chăn thả, côn trùng phát triển.
    • Tùy loại KST, nhưng chủ yếu là sốt cao, tiêu chảy, thiếu máu nghiêm trọng, vàng da, đái ra máu, nước tiểu màu nâu, gầy rộc, chết, phù nề ức, bìu…
    • Nhiều trường hợp bệnh kết hợp 1-2 bệnh một lúc.

     

    Chữa bệnh

     

    • Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomiasis): Đặc hiệu là Isomethamidium chloride [Trypansoma (Hanvet) lọ 125mg pha 6ml nước sinh lý, tiêm sâu bắp); Trypamidium (Pháp); Naganol (Nga); Bayer 205 (Đức); Suramin…]. Thuốc bột pha tiêm, liều 0,25-0,5mg/kg
    • Bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis): Chỉ cần dùng Diminazen acetutate là đủ: [Azidin (Hanvet); Berenil (Pháp); Norotryp …]. Thuốc bột pha tiêm, liều 3,5mg/kg TT. Có thể dùng Imidocap.
    • Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis): Dùng Azidin hay Imidocarb dipropionate (Imizol) tiêm bắp, liều 3mg/kg TT., kết hợp kháng sinh phổ rộng (Hanoxylin LA hay Oxylin 30%), liều Oytetracyclin 30mg/kg TT. Có thể dùng Rivanol pha cồn và nước truyền tĩnh mạch.
    • Bệnh Theile trùng (Theileriosis): Đặc trị là Buparvaquone (Butalex, Parvaquone), tiêm bắp, liều 2,5mg/kg TT. Hay Azidin kết hợp Hanoxylin LA, tiêm bắp, liều 30mg/kg TT..

     

    Thường phải tiêm nhắc lại sau 48 giờ khi nhiệt độ cơ thể không giảm.

     

    Trước đây, nước ta nhập một số thuốc đặc trị như Haemosporidin, Naganol, Naganin, Bayer 205, Trypamidium… nhưng hiện nay, với các bệnh KST máu người ta có thể dùng Diminazen acetutate (Azidin) đều cho kết quả chữa bệnh tốt cho trâu, bò, ngựa, dê, cừu, chó. 

     

    Phòng bệnh

     

    • Liều dự phòng đầu mùa, thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh bằng 2 liều chữa, tác dụng ~3-4 tháng.
    • Diệt ve truyền bệnh bằng cách:
    • Hantox-200. Pha nước, tuần phun 2-3 lần cả trên vật và môi trường nuôi.
    • Tiêm dưới da Hanmectin-100, 1,5-2ml/50kg TT., phòng được 2-3 tuần, diệt và không cho ngoại KST xâm nhập.
    • Chăm sóc, nuôi dưỡng, nhất là mùa khô, ít cỏ xanh.

     

    Lưu ý:

     

    • Nhiều trường hợp, bệnh KST máu thường kết hợp 2 hay 3 bệnh Babesiosis, Anaplamosis, Trypanosomiasis… với các chủng khác nhau.
    • Chẩn đoán sớm và can thiệp sớm.
    • Trước khi tiêm, nên tiêm một số thuốc trợ sức, trợ lực (Caffein, Han-Tophan, Vitamin C, Long não nước…).
    • Kết hợp diệt côn trùng truyền bệnh trên con vật, chuồng, môi trường.

    TS. Nguyễn Đức Lưu

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Trần Thế Tuyên
  • Sđt mình: 0913463234.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.